Không phải công chức nào muốn xin nghỉ việc cũng được

Chia sẻ

Nhiều công chức nhận ra sai phạm của mình nên muốn làm đơn xin nghỉ việc, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chấp thuận

Theo quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ,công chức năm 2008, công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Do sắp xếp tổ chức; Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; Có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, Điều 3 Nghị định 46 năm 2010 , Chính phủ chỉ nêu 2 trường hợp là: 

Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.

 Do 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ýNếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý.

Riêng công chức là quản lý, lãnh đạo, Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ, công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.

Sau khi từ chức, công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Tuy nhiên, nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Để hướng dẫn cụ thể quy định này, Điều 42 Nghị định 24 năm 2010 nêu rõ các trường hợp công chức được từ chức gồm: Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.

Như vậy, theo phân tích ở trên, công chức nói chung và công chức là lãnh đạo, quản lý nói riêng nếu có nguyện vọng hoặc lý do cá nhân thì có thể xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, dù công chức được phép xin nghỉ việc theo nguyện vọng trong các trường hợp nêu trên nhưng không phải nguyện vọng nào cũng được cấp có thẩm quyền đồng ý. Cụ thể, khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức nêu rõ: Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì không được thôi việc

Đồng thời, tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, một trong những lý do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền không giải quyết thôi việc cho công chức là đang trong thời gian xem xét kỷ luật.

Như vậy, có thể thấy, nếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý.

Theo nld.com. vn

Tin cùng chuyên mục

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam”

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam”

(PNTĐ) - Diễn ra vào dịp kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, “Ngày hội áo dài xuống phố” năm 2024 do Hội LHPN quận Ba Đình tổ chức sáng ngày 6/3 đã rất thành công khi khơi dậy trong công chúng tình yêu áo dài và niềm tự hào được là người Việt Nam.
Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tự hào tôn vinh áo dài trong “Tuần lễ áo dài” năm 2024

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tự hào tôn vinh áo dài trong “Tuần lễ áo dài” năm 2024

(PNTĐ) - Sáng ngày 1/3/2024, tại cơ quan chuyên trách Hội LHPN Hà Nội, đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã phát động các cấp Hội LHPN Hà Nội tích cực hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2024 từ ngày 1/3-8/3/2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng; đồng thời hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.