Một cách truyền cảm hứng yêu sử Việt cho bạn trẻ

Chia sẻ

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội bất ngờ với trào lưu xây dựng kênh youtube về lịch sử Việt Nam khá thú vị. Đây là nỗ lực tuyệt vời của các dự án nhằm truyền cảm hứng lan tỏa tình yêu với sử Việt - điều mà giáo dục tại nhà trường còn nhiều bất cập…

Để lịch sử tươi tắn hơn

Trong số các kênh về lịch sử Việt Nam, kênh youtube “Việt Sử Kiêu Hùng” của nhóm Đuốc Mồi đã tạo được những ấn tượng khá mạnh. Đuốc Mồi là một nhóm những người trẻ nhiệt huyết với các dự án cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục. “Việt Sử Kiêu Hùng” ra đời trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, giới trẻ nắm bắt nhanh nhạy mọi thông tin những trận chiến, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, những câu chuyện còn nhiều bí ẩn trong lịch sử, để từ đó thấy được lịch sử đất nước anh hùng nhằm truyền cảm hứng yêu lịch sử cho thế hệ trẻ.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành tổng cộng 200 phút phim với 20 tập phim lớn nhỏ. Trong đó có những nội dung tiêu biểu như: Tử chiến thành Đa Bang, Lý Thường Kiệt, Khai mở triều Trần, Việt Nam trăm bậc vĩ nhân, Bình Ngô đại chiến kể về một trận đánh kêu hùng nhất trong giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn…

Sử Việt đang được khai thác mạnh trên mạng xã hội . Ảnh minh họaSử Việt đang được khai thác mạnh trên mạng xã hội . Ảnh minh họa

Đặc biệt, hai tập phim “Lý Thường Kiệt đại chiến Ung Châu thành” (dài khoảng 10-20 phút/tập) tái hiện hình ảnh Lý Thường Kiệt cùng trận chiến đi vào lịch sử Đại Việt thành Ung Châu đã thu hút tới hơn 200.000 lượt xem trên youtube. Tuy không “hot”, “hit” hàng chục triệu view như các kênh giải trí hoặc những kênh Vlog đời sống, nhưng nỗ lực của nhóm sáng tạo nội dung đã thực sự nhận được sự cảm kích của cộng đồng mạng khi quyết tâm đem lịch sử Việt đến gần hơn với mỗi người, đem lại niềm tự hào về lịch sử kiêu hùng đất Việt tới mọi người dân.

Việc kết hợp giữa diễn họa và điện ảnh đã tạo nên hình thức thể hiện mới mẻ cho những câu chuyện lịch sử, không áp đặt, không dày đặc những con số, sự kiện mà mang đầy cảm hứng qua ngôn ngữ điện ảnh, tạo nên sự thú vị, hấp dẫn và tràn đầy tinh thần tự hào sử Việt cho người xem. Theo anh Trần Minh Tuấn, người khởi xướng dự án, thì ngay từ những video đầu tiên, dự án đã được ủng hộ không chỉ từ các bạn trẻ xem kênh mà còn cả từ giới chuyên môn trong lĩnh vực lịch sử. Điều đáng mừng là nhờ ý nghĩa của dự án, nhiều đối tác về lồng tiếng, âm nhạc, bản quyền… rồi các mạnh thường quân đã hết lòng giúp đỡ để dự án có thể nối dài.

Có một điều đáng tự hào là hiện nay, không chỉ có dự án “Việt Sử Kiêu Hùng” mà rất nhiều cá nhân, tổ chức khác cũng đang nỗ lực để đưa sử Việt đến với người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ thông qua các kênh mạnh xã hội. Một số kênh cũng đã tạo được chú ý đáng kể là: Theo dòng lịch sử, Việt sử giai thoại, Sâm thi giáo lý, Việt sử toàn thư… Dù mỗi kênh có một cách làm khác nhau, khách quan mà nhìn nhận thì những kênh lịch sử này đều thiên về minh họa đơn giản chính sử, thiếu vắng kỹ xảo và hiệu ứng công nghệ hiện đại nên khá mờ nhạt, ít tạo được dấu ấn… Tuy nhiên, những ekip thực hiện này đã nỗ lực không ngừng hướng đến việc đưa lịch sử “sống” lại trên mạng xã hội, tiếp cận đến mọi đối tượng khán giả, khích lệ khán giả tìm đến sử Việt.

Những lỗ hổng đáng tiếc

Vào kênh hay fanpage của nhiều kênh sử Việt, đọc các bình luận từ người xem, người ta bỗng mới ồ lên rằng: Hóa ra không phải người trẻ đang thờ ơ với sử Việt, mà ngược lại rất quan tâm. Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ lòng biết ơn khi được tìm hiểu lịch sử bằng hình thức sinh động, hấp dẫn và dễ nhớ. Các bạn trẻ còn cùng nhau bàn luận về các thông tin, kiến thức lịch sử một cách thú vị và sôi nổi.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, do các dự án đều được phát triển từ các cá nhân, các nhóm, tổ chức hình thành tự phát với niềm đam mê của mình nên đã không tránh khỏi những lỗ hổng về kiến thức lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng, những kênh youtube về sử Việt cần kiểm tra lại nội dung kỹ càng trước khi đăng tải vì lịch sử là bộ môn khoa học đòi hỏi độ chính xác rất cao, sự sai lệch sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của thế hệ trẻ. Hình ảnh trong một số kênh lịch sử cũng nhận được những phản hồi không đồng tình khi có một số tạo hình nhân vật có hơi hướng của hình ảnh gameonline, bối cảnh phảng phất phim cổ trang Trung Quốc…

Hình ảnh trong kênh “Việt Sử Kiêu Hùng”. Ảnh minh họaHình ảnh trong kênh “Việt Sử Kiêu Hùng”. Ảnh minh họa

Tuy rằng, trong thời đại hôm nay hình ảnh minh họa có quyền thể hiện theo xu hướng thế giới là hiện đại hóa, hình tượng hóa nhưng nếu có “màu” của game sẽ dễ dàng làm người trẻ nhìn nhận sai ầm về hình ảnh lịch sử. Hậu quả này từ việc những người, nhóm sáng tạo nội dung còn trẻ tuổi chưa nắm bắt thấu đáo về sáng tạo trên cơ sở lịch sử, vì vậy, cách nhìn nhận, nắm bắt vấn đề, tiếp cận rất dễ bị sai lệch với lịch sử và văn hóa nếu không theo dõi chặt chẽ, đánh giá nghiêm túc về sự nhân rộng của trào lưu này, thì sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc so với mục đích tốt đẹp ban đầu.

Anh Trần Minh Tuấn, nhóm Đuốc Mồi cho biết, dự án “Việt Sử Kiêu Hùng” đã nỗ lực “tự kiểm duyệt” bằng những nguyên tắc chặt chẽ, đặc biệt là việc tôn trọng sự thật, kết quả lịch sử, tránh những sự kiện còn nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, có thể thấy việc gặp những sai sót về kiến thức lịch sử cũng là một rào cản khiến các nhà đầu tư ngại ngần trong việc đổ tiền đầu tư cho các dự án về lịch sử, khiến nhiều dự án không đi được đến cùng. Nhiều ý kiến của các bạn trẻ theo dõi các kênh sử Việt cho rằng, họ rất mong mỏi Nhà nước có thể đầu tư một kênh sử Việt tương tự với sự tham gia cố vấn của các nhà khoa học, các nhà lịch sử một cách bài bản, điều mà các nhà đầu tư tư nhân đang rất khó khăn để thực hiện, nhằm tạo nên một cách tiếp cận mới về lịch sử không khô khan như sách vở nơi trường lớp.

Theo nhà nghiên cứu sử học Phan Dũng, những kênh Youtube về lịch sử cơ bản khá hiện đại và phù hợp với thời đại thông tin bây giờ, rất nỗ lực làm tươi mới lịch sử, giúp giới trẻ dễ dàng tiếp cận lịch sử hơn, nhưng cần đầu tư thêm những trò chơi, truyện tranh, film lịch sử drama… để mở rộng đối tượng tiếp cận, lan tỏa rộng khắp tình yêu sử Việt.

VÂN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.