Sợ bếp nhà mình

Chia sẻ

Em lấy chồng, làm vợ, làm dâu gần một năm nay. Ai cũng bảo phụ nữ là phải biết quán xuyến chuyện bếp núc nội trợ. Nhưng không hiểu sao, em rất sợ vào bếp nấu nướng.

Vợ chồng em sống chung cùng bố mẹ. Buổi sáng, ai thích ăn gì tự mua. Buổi trưa, em và chồng ăn ở công sở, bố mẹ chồng tự nấu nướng ở nhà. Bữa tối, mẹ chồng giao trách nhiệm cho em nấu bữa cơm gia đình. Vì sợ vào bếp nên em gọi đồ ăn nấu sẵn ship đến cơ quan, tối mang về chỉ việc hâm lại cho cả nhà ăn. Chồng em và bố mẹ chồng góp ý em nên vào bếp tự nấu thay vì lúc nào cũng mua đồ ăn sẵn bên ngoài vừa tốn kém, vừa không đảm bảo chất lượng.

Ngày em chưa lấy chồng, công việc bếp núc đều do mẹ em đảm nhận. Vì thế, em không biết nấu nướng. Bây giờ, mỗi lần vào bếp đối với em giống như “đánh trận”. Lần nào mà không có chồng hỗ trợ cùng xem như bữa cơm đó cả nhà phải ăn như “cực hình”. Đây là lý do em luôn sợ vào bếp. Em thấy dịch vụ nấu nướng, đi chợ online cho phụ nữ thời hiện đại bấy giờ rất nhiều, tiện lợi cho những người sợ bếp giống như em. Vậy tại sao bố mẹ chồng em lại không ủng hộ? Họ cứ nhất quyết bắt em vào bếp và phải yêu bếp nhà mình. Theo Tâm Giao, em phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Thuthao98@gmail.com

Phụ nữ nên là người giữ bếp, tổ chức bữa cơm gia đình hàng ngày.Phụ nữ nên là người giữ bếp, tổ chức bữa cơm gia đình hàng ngày.

Quan niệm phụ nữ là người giữ bếp, tổ chức những bữa cơm gia đình hàng ngày đã ăn sâu vào nếp nhà của mỗi gia đình Việt. Nó còn là văn hóa lâu đời, bắt nguồn từ sự phân công trách nhiệm từ thời xa xưa: Phụ nữ đảm nhiệm công việc nhà, nấu nướng, nội trợ, chăm sóc con cái, đàn ông ra ngoài lao động kiếm tiền, mang lương thực về. Thời hiện đại, phụ nữ ra ngoài làm việc, tham gia công việc giống như đàn ông, sự bình đẳng được thiết lập, công việc nhà đòi hỏi sự chung tay của cả nam giới. Do đó, trong gia đình, không chỉ phụ nữ có nghĩa vụ “yêu bếp” mà đàn ông cũng có thể “yêu bếp” giống như vợ mình. Việc duy trì bữa cơm gia đình rất cần thiết, vì nó được xem là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thế hệ trong mỗi tổ ấm.

Thời hiện đại, các dịch vụ nội trợ, nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc trẻ xuất hiện để giảm tải cho những phụ nữ phải chịu “gánh nặng kép”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ “thoát ly” vai trò vào bếp của mình hoàn toàn. Người mẹ, người vợ có thể không “yêu bếp” nhưng không được “sợ bếp”. Tần suất vào bếp của họ giảm đi, hoặc có thể được chia sẻ từ người thân nhưng họ vẫn phải có trách nhiệm giữ lửa cho bếp nhà mình, để những bữa cơm gia đình luôn hấp dẫn, lôi kéo mọi thành viên trở về nhà quây quần bên nhau.

Với vấn đề của bạn, tâm lý “sợ bếp” là do bạn chưa được tập dượt nhiều với công việc bếp núc từ nhỏ đến lớn. Bố mẹ và chồng bạn có cái lý của họ khi muốn bạn phải “yêu bếp”. Dù dịch vụ cung cấp đồ ăn sẵn nhiều nhưng bạn không thể mua đồ ăn sẵn mãi. Những món ăn đó có thể ngon miệng trong vài ngày chứ không ăn trong nhiều ngày, nhiều tháng được. Đó là chưa kể việc mua đồ ăn sẵn đó có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không.

Bạn đang có lợi thế là chồng biết chia sẻ, vì thế hãy tập “yêu bếp” bằng những buổi nấu ăn cùng chồng, bắt đầu từ những món đơn giản. Tâm Giao tin, sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ nhận thấy việc vào bếp không còn là cực hình, mà còn là cách đề tạo thêm niềm hạnh phúc trong gia đình. Sau mỗi ngày làm việc trở về, vợ chồng cùng rít rít vào bếp nấu ăn. Không niềm hạnh phúc nào bằng khi cả nhà quây quần bên mâm cơm hợp khẩu vị do người thân yêu mình nấu bằng cả tấm lòng.

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.