Đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Thường Tín đã được UBND TP Hà Nội công nhận 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 100%), về đích trước 1 năm so với kế hoạch, mục tiêu của huyện đề ra.

Đường giao thông nông thôn tại Thường Tín được mở rộng 	Ảnh: Tô QuýĐường giao thông nông thôn tại Thường Tín được mở rộng Ảnh: Tô Quý

Ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ vừa qua, Đoàn thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới TP đã khảo sát thực tế, đánh giá thẩm tra hồ sơ huyện Thường Tín đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, điểm thẩm tra của TP là 98 điểm. Hiện nay đang hoàn thiện các thủ tục, hổ sơ trình Trung ương thẩm định huyện nông thôn mới theo quy định.

UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP tổ chức Hội nghị về triển khai tổ chức Chương trình OCOP cho cán bộ, chủ thể tham gia chương trình OCOP trên địa bàn. Năm 2019, TP đã công nhận 22 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao, trong đó có 17 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm, 5 sản phẩm thuộc nhóm ngành lưu niệm, nội thất cho 5 chủ thể.

Năm 2020, huyện phấn đấu có 100 sản phẩm tiềm năng tham gia đánh giá phân hạng, tiếp tục triển khai 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Duyên Thái, Hồng Vân.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều đổi thay cho huyện. Nổi bật là 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm đã xây dựng xong đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 100% các tuyến đường ngõ, đường xóm đã được xây dựng và đảm bảo sạch, không lầy lội vào mùa mưa. 100% các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát. Đến nay có 73/88 trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 16,83% năm 2010 xuống còn 4,95% năm 2019.

Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hoá tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thuỷ sản tại xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến.

Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị được quan tâm, đến nay trên địa bàn huyện có 06 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.

Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, đến hết năm 2019 đã đạt 49,5 triệu đồng/người/năm tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010. Đến nay, 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 84,6% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn...

Có được những kết quả trên, theo ông Kiều Xuân Huy, hàng năm UBND huyện đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các xã trong tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình. Ban chỉ đạo của huyện, các thành viên Ban chỉ đạo, các ngành chuyên môn phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng trong việc phấn đấu hoàn thành các tiêu chí như: Giao thông, trường học, y tế, văn hóa… ở các xã. Đồng thời vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Đối thoại  về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

Đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(PNTĐ) - Ngày 16/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

(PNTĐ) - Những ngày này, đông đảo người dân và du khách về với Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ). Lễ hội là hoạt động có tính quy mô cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, hướng mỗi người Việt Nam biết trân quý nguồn cội.
Điều kiện cung cấp nông sản vào chuỗi bán lẻ WinMart

Điều kiện cung cấp nông sản vào chuỗi bán lẻ WinMart

(PNTĐ) - Để cung cấp nông sản vào WinMart/WinMart+/WIN – chuỗi bán lẻ hàng đầu Việt Nam hiện nay, sản phẩm phải đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic… đồng thời, nông trại cũng chịu sự giám sát thường xuyên của bộ phận kiểm soát chất lượng thuộc WinCommerce…