Tự hào là con dâu của Mẹ Việt Nam Anh hùng

Chia sẻ

Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Xuyến (SN 1932, trú tại Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có hai con nhập ngũ và hi sinh trong chiến trường miền Nam. Những năm tháng qua, mẹ đã biến đau thương thành hành động trong lao động sản xuất, tích cực, gương mẫu đi đầu trong công tác xã hội để quên đi nỗi đau mất con và làm gương cho con cháu.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Xuyến cùng con dâu Nguyễn Thị Mùi (ngoài cùng, tay phải) và các cán bộ Phụ nữ phườngMẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Xuyến cùng con dâu Nguyễn Thị Mùi (ngoài cùng, tay phải) và các cán bộ Phụ nữ phường

Tôi là con dâu thứ hai của mẹ, về làm dâu mẹ gần 35 năm. Quãng thời gian đó, tôi ngưỡng mộ và trân quý mẹ vì lối sống gương mẫu và nghị lực phi thường.

Bố mẹ chồng tôi sinh được 6 người con, 4 trai, 2 gái. Trong kháng chiến chống Mỹ, mẹ có 2 người con là liệt sĩ. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mâu Thân năm 1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi vào giai đoạn khốc liệt. Trong không khí sục sôi đó, người con trai lớn của mẹ là Nguyễn Văn Vở đã giấu gia đình đi khám tuyển nhập ngũ. Lo không đủ cân nặng như quy định, anh Vở còn lén bỏ thêm đá vào túi quần. Ngày nhận tin báo trúng tuyển, anh Vở mới dám báo với mẹ. Mẹ Xuyến đã động viên, khuyến khích anh lên đường nhập ngũ. Vào ngày 12/5/1972, mẹ nhận được tin anh Vở hy sinh tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, bấy giờ anh mới chỉ 19 tuổi.

Tháng 1/1973, người con thứ hai của mẹ là anh Nguyễn Huy Phong nhập ngũ. Lại một lần nữa, Mẹ nén âu lo, động viên anh vững bước lên đường. Hai năm sau, ngày 18/1/1975, mẹ lại đau đớn nhận được tin con trai đã hi sinh trong một trận chiến ác liệt tại tỉnh Tây Ninh. Hai lần tiễn con đi, hai lần trở về bên mẹ chỉ là những dòng tin báo tử.

Mẹ chồng tôi kể lại, “cứ mỗi lần nhận giấy báo tử của hai anh, mẹ đều biến đau thương thành hành động trong lao động sản xuất, tích cực gương mẫu, đi đầu trong công tác xã hội. Mỗi ngày, mẹ kéo xe chở bã cá, đỗ tương nặng 3 đến 4 tạ từ Đuôi cá về Ngọa Long cách nhau khoảng 20km để lấy công điểm. Một mình lúc lên dốc, xuống dốc, trời nắng nóng, hai chân của mẹ rát như phải bỏng đến nỗi phải lấy gốc rạ buộc xuống hai bàn chân để cho đỡ rát. Vừa đói, vừa khát nhưng mẹ vẫn làm việc tích cực.

Bù lại, bố chồng tôi lại luôn thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương mẹ hết lòng. Bố tôi ở rể nhưng luôn như người anh cả để cùng vợ chăm sóc, yêu thương các em của vợ. Khi bố tôi còn sống, tôi luôn thấy ông chăm sóc bà ngoại chu đáo, cùng vợ chia sẻ việc nhà, nấu cơm, không bao giờ to tiếng. Đến năm 1997, bố qua đời, thêm một lần nữa, mẹ lau nước mắt nén nỗi đau để làm chỗ dựa cho các con.

Đối với các con cháu, mẹ sống bao dung, độ lượng, chia hết tài sản khi các con lập gia đình. Ngay từ khi về làm dâu, mẹ khuyên bảo dạy dỗ tôi và chị dâu (bà Trịnh Thị Hằng, con dâu khác của mẹ Xuyến - PV) như mẹ đẻ. Tôi vô cùng biết ơn, yêu thương mẹ và trân trọng những việc làm của mẹ để vợ chồng tôi có một cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc như hôm nay. Để đền đáp công ơn của mẹ, vợ chồng tôi ở với bà ngoại và thay mẹ chăm sóc bà chu đáo đến năm 1988 thì bà qua đời.

Học mẹ lòng yêu thương, chia sẻ với những khó khăn với mọi người. Năm 2002, một người em gái của mẹ phải bán nhà do con trai làm ăn thua lỗ. Thấy mẹ lo nghĩ cho em, tôi bàn với chồng xin ý kiến của mẹ tặng cho dì một phần đất ở. Mẹ chồng tôi đã đồng ý. Đến nay, mỗi khi nhớ lại chuyện cũ em gái mẹ xúc động và cảm ơn tấm lòng yêu thương, dạy con cháu hiếu nghĩa của mẹ.

Là cán bộ Hội Phụ nữ, mẹ luôn gương mẫu, miệng nói tay làm, tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương. Mẹ luôn gần gũi nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời chia sẻ đến từng hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Điển hình, gia đình bà Nguyễn Thị Dươi sinh con một bề 6 con gái, hoàn cảnh khó khăn, chồng đau yếu. Mẹ đã vận động cán bộ hội viên ủng hộ ngô, khoai, gạo, tiền để giúp đỡ. Ngoài ra, Mẹ còn đi vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, hoà giải tích cực, nhiều vụ mẫu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, vợ chồng. Hoà giải thành công hai cặp vợ chồng đã đưa đơn ly hôn mà về ở lại với nhau cho đến nay vẫn hạnh phúc.

Chính mẹ đã vận động chị em tôi tham gia công tác Hội Phụ nữ. Nghe lời mẹ, năm 1999, tôi tham gia làm tổ trưởng Tổ Phụ nữ Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Ngoạ Long, sau đó tham gia BCH Hội LHPN phường Minh Khai. Mẹ hướng dẫn tôi trong công tác, đi đầu là sống tốt để noi gương cho người khác. Chính vì vậy, tôi luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, nhận được bằng khen của các cấp. Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng tôi luôn noi gương mẹ để sống tốt, không quên tri ân với các thế hệ đi trước, và giáo dục con cháu mình học theo bà nội - một người mẹ VNAH đức độ.

NGUYỄN THỊ MÙI (Hội LHPN phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.