Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ

Khóc dạ đề còn được gọi là khóc dã tràng, khóc do co thắt ruột… chỉ những em bé tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm trong đêm, khóc trong nhiều ngày mà cha mẹ, người trong nhà không thể dỗ cho trẻ nín.

Khóc dạ đề ở trẻ em không phải là bệnh lý, đây là một sự thay đổi làm trẻ đang khỏe mạnh khóc dữ dội đột ngột vào chiều tối hoặc ban đêm, tiếng khóc to, đỏ mặt, ưỡn người khiến cha mẹ rất lo. Chứng này xảy ra ở trẻ nhỏ khá phổ biến, cứ trong 10 trẻ sơ sinh thì có 2 trẻ có thể bị khóc dạ đề.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra khóc dạ đề chưa chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị triệt để. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ quấy khóc đều được gọi là khóc dạ đề. Bởi sau khi rời khỏi môi trường bụng mẹ, trẻ tiếp xúc nhiều thứ khác lạ nên nhiều khi hay quấy khóc. Thực tế đây cũng là một cách để trẻ giao tiếp với môi trường bên ngoài.

Theo tiêu chuẩn Rome III (2006) chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, một trẻ sơ sinh quấy khóc quá mức mà không thể giải thích được nguyên nhân mới coi là khóc dạ đề.

Cụ thể, trẻ phải khóc tối thiểu 3 giờ/ ngày, trên 3 ngày/ tuần, kéo dài ít nhất trong 1 tuần; trẻ khóc nhưng không sút cân, khóc xong vẫn ăn, ngủ. Thống kê cho thấy, thời gian đỉnh điểm của hiện tượng này thường bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi (1,5 tháng tuổi) và kết khúc khi trẻ 5 tháng tuổi.

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh - ảnh 1

Vì giả thuyết dẫn đến trẻ quấy khóc rất nhiều, nên nếu thấy trẻ khóc không ngừng nghỉ, trước tiên phải tìm hiểu xem trẻ khóc vì điều gì. Chẳng hạn, nếu chế độ ăn của người mẹ có những thực phẩm khiến trẻ khó chịu, gây quấy khóc như bắp cải, súp lơ, củ hành… thì mẹ có thể loại bỏ các thực phẩm trên trong chế độ ăn để xem bé có đỡ khó chịu hơn không.

Khóc dạ đề thường thiên về lý do tiêu hóa của bé: Em bé có thể đầy hơi, chướng bụng do không hợp sữa. Cũng có thể do em bé quá nhạy cảm, chỉ cần hơi chướng bụng mặc dù không ảnh hưởng nhiều nhưng bé không quen cũng có thể khó chịu dẫn đến khóc lâu. Khi này ba mẹ nên chờ đợi, để bé tự thích nghi.

Thậm chí, khi trong nhà có người hút thuốc lá, trẻ hấp thu phải khói thuốc sẽ gây khó chịu, quấy khóc… Một số trẻ nhạy cảm quá, chỉ hơi có bất thường sẽ không quen, khó chịu và khóc.

Ngoài ra, trong quá trình trẻ lớn, sự phát triển của xương, cơ cũng có thể khiến trẻ khó chịu. Lúc này, cha mẹ có thể khiến bé dễ chịu, giải tỏa bằng cách massage nhẹ nhàng, giúp bé ngủ ngon, đỡ cơn khóc.

Như vậy, khi trẻ khóc, cha mẹ cần tìm hiểu tất cả các nguyên nhân từ vấn đề tiêu hóa đến tim, phổi, bất thường về xương hay trên da… Sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân mà vẫn chưa nắm được lý do thì mới cho là khóc dạ đề.

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không cần chữa trị đặc hiệu, trừ khi các bà mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé như khóc kéo dài gần 4 giờ, khóc kèm theo sốt, nôn ói, tiêu chảy, tiểu ra máu, sình bụng, trẻ có biểu hiện mệt lả... thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Ngược lại, sau những cơn khóc kéo dài, bé trở lại bình thường, vui, khỏe, bú tốt thì các mẹ cần tự nhủ với mình là mọi việc dần sẽ ổn và cố gắng trấn tĩnh chờ cho 3 tháng đầu đời của bé dần trôi qua. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên hỗ trợ lẫn nhau, tránh để mẹ căng thẳng, có thể dẫn đến mất sữa.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên tránh gây khó chịu cho trẻ bằng cách đảm bảo trẻ bú đủ no; giữ 1 thời gian biểu nhất định về ăn uống, ngủ nghỉ và chơi đùa; đảm bảo trẻ không bị khó chịu bởi ánh sáng và tiếng ồn trong ngày; chọn tã vừa vặn với trẻ, thay thường xuyên để giữ tã trẻ sạch sẽ.

BS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG
(Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.