Tăng cường trách nhiệm và thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để bảo vệ trẻ em

Chia sẻ

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện Chiến lược , Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: UN Women VN)

Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái như thế nào?

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vào tháng 10/2020, hơn 1,2 triệu trẻ em gái tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có nguy cơ phải bỏ học do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 15 triệu trẻ em gái chưa được tiếp cận cơ hội học tập trước khi đại dịch xảy ra.

Tại tọa đàm “Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái như thế nào” do tổ chức Plan International Việt Nam và trung tâm Sống & Học tập vì Môi trường (Live & Learn) phối hợp tổ chức vừa qua, nhóm thanh thiếu niên hoạt động cùng Plan International trực tiếp tham gia vào nghiên cứu đã chia sẻ báo cáo của tổ chức với chủ đề “Đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái trong giai đoạn ứng phó và phục hồi sau Covid-19”. Báo cáo chỉ ra rằng trong giai đoạn Covid-19, trẻ em gặp nhiều áp lực từ chính môi trường gia đình, sức khỏe tinh thần không được đảm bảo, nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới gia tăng.

“Mọi người vẫn nghĩ rằng chúng em ở trên thành phố thì việc học trực tuyến không gặp khó khăn gì, vì đã quen với các thiết bị công nghệ điện tử. Tuy nhiên khi học trực tuyến, chúng em dễ bị xao nhãng, thiếu động lực học tập, chương trình học cũng khó tiếp thu hơn vì nhiều bài giảng chưa được thiết kế phù hợp để dạy trực tuyến”, Yến Nhi, 19 tuổi, đại diện cho nhóm nghiên cứu bày tỏ.

Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập bình đẳng hơn, những giải pháp được các khách mời đề cập tới bao gồm tập trung nâng cao nhận thức cho trẻ em gái, gia đình các em và cộng đồng về quyền được hoàn thành 12 năm học; loại bỏ các rào cản tài chính đối với việc tiếp cận, hoàn thành chương trình học; quan tâm hơn việc giáo dục cho trẻ em tại vùng sâu vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật. Ngoài ra, các khách mời đều đồng ý việc chấm dứt tình trạng kết hôn sớm, cũng như việc giảng dạy giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em tại vùng sâu vùng xa cần được quan tâm đẩy mạnh.

Ngân hàng Thế giới ước tính, việc trẻ em gái hoàn thành chương trình học 12 năm sẽ đóng góp cho các quốc gia từ 15 đến 30 nghìn tỷ USD do thu nhập và hiệu suất lao động được cải thiện. Đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái luôn cần được ưu tiên, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 xảy ra kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến nỗ lực của toàn thế giới trong việc thúc đẩy giáo dục bình đẳng.

Thách thức trong giải quyết các vấn đề về trẻ em

Ngày 23/02/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành công văn số 375/LĐTBXH-TE về việc hướng dẫn thực hiện công tác trẻ em năm 2021. Hiện nay, công tác bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng còn nhiều thách thức, trong đó có tác động của đại dịch Covid-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu. Tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, diễn biến phức tạp cần phải tăng cường trách nhiệm và thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để bảo vệ trẻ em.

Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra 11 mục tiêu, giải pháp thực hiện công tác trẻ em năm 2021, nổi bật như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em; Bảo đảm cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trẻ em và nhân lực thực hiện công tác trẻ em tại địa phương; Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của chương trình, kế hoạch hành động về trẻ em; Đầu tư xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; Tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; Thường xuyên theo dõi, thanh - kiểm tra liên ngành;  Đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành thực hiện công tác trẻ em; Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em; Phối hợp chỉ đạo việc thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về thực hiện quyền trẻ em; Phát triển cơ sở dữ liệu về trẻ em…

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Tha thứ nhưng không... buông bỏ

Tha thứ nhưng không... buông bỏ

(PNTĐ) - Trong lá đơn ly hôn đơn phương gửi ra tòa, anh nêu lý do hôn nhân đổ vỡ là do “vợ dù tha thứ nhưng không buông bỏ lỗi lẫm của chồng, khiến cuộc sống hôn nhân không còn ý nghĩa”.
Đứt gánh hôn nhân vì mẹ... hoàn hảo

Đứt gánh hôn nhân vì mẹ... hoàn hảo

(PNTĐ) - Cuộc hôn nhân của con gái chị đang đứng bên bờ vực thẳm dù chị đã cố gắng hết sức để níu kéo, hàn gắn cho con. Lời con rể nói khi đặt bút ký vào đơn ly hôn khiến chị day dứt mãi “giá như vợ con không sống dưới cái vỏ hoàn hảo của mẹ thì có lẽ hôn nhân của chúng con đã không nửa đường đứt gánh”…