Vụ nữ lao công bị sát hại ở Cầu Giấy: Nghi phạm đối diện với mức án nào?

Chia sẻ

Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết vụ việc nữ lao công bị sát hại vào đêm ngày 4/4 tại đường Cầu Giấy khi đang thu dọn vệ sinh môi trường đô thị đã gây bàng hoàng và phẫn nộ trong dư luận nên cần thiết phải xử lý nghiêm.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết, vụ việc đã gây bàng hoàng và phẫn nộ trong dư luận. Theo thông tin ban đầu, giữa nghi phạm và nạn nhân không quen biết nhau và không có mâu thuẫn gì. Nghi phạm có biểu hiện bị bệnh tâm thần nên đã dùng gạch đập nhiều lần vào đầu khiến nạn nhân tử vong. Xét hành vi phạm tội của nghi phạm đã cấu thành tội Giết người. Tội danh và hình phạt được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự.

Luật sư Thơm cho rằng, về nguyên tắc, khi xác định vụ án có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khi có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp tố tụng dưới sự giám sát và phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Hiện trường vụ án khiến nạn nhân bị sát hại.Hiện trường vụ án khiến nạn nhân bị sát hại.

Trong quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định nghi phạm bị bệnh tâm thần hoặc có nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì phải ra quyết định trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội để có căn cứ xử lý nghi phạm theo quy định của pháp luật.

Kết luận giám định của cơ quan chuyên môn sẽ quyết định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của nghi phạm. Theo đó, nếu nghi phạm bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người. Tuy nhiên hành vi phạm tội của bị can sẽ được giảm nhẹ một phần hình phạt do bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức điều khiển hành vi.

Nếu nghi phạm bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi đã được Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án.

"Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 13 BLHS “Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác”, nếu có căn cứ xác định nghi phạm bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người" - luật sư Thơm cho biết.

Đối với người thân, Nghị đinh 64/2011/NĐ-CP ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Việc bắt buộc chữa bệnh này chỉ áp dụng trong phạm vi tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Sau khi bị đưa đi chữa bệnh bắt buộc, sức khỏe ổn định sẽ được trở về gia đình (nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự), họ sẽ tạo nên sự bất an đối với cộng đồng, vì không có gì bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ không tiếp tục phạm tội khi bệnh tình tái phát.  Như vậy trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám điều trị phải do sự tự nguyện của gia đình và phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình có người nhà bị bệnh,..

"Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, khi người bị mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó thì cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên.

Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú có trách nhiệm cử hoặc đề nghị người giám hộ. Như vậy kể cả trong trường hợp nếu người bị bệnh tâm thần được miễn trách nhiệm hình sự thì người giám hộ nếu không chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra theo Điều 606 Bộ luật dân sự.

Trách nhiệm của người thân trong gia đình khi thấy có biểu hiện mắc bệnh thì cần sớm đưa đến các cơ sở điều trị. Mặt khác, cơ sở y tế địa phương cần có những chương trình hỗ trợ gia đình có người thân mắc bệnh, rà soát các đối tượng mắc bệnh để có phương án vận động, kết hợp gia đình đưa người bệnh đi điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cần có sự quản lý, giám sát, quan tâm đến các đối tượng mắc bệnh trên địa bàn, hỗ trợ gia đình khó khăn trong việc đưa người thân đến các cơ sở điều trị bệnh tâm thần" - luật sư Thơm phân tích. 

Trước đó, vào tối 4/4, Công an quận Cầu Giấy nhận tin báo bà Vũ Thúy H (SN 1978, trú tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) là nhân viên Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên trong lúc đang làm việc bất ngờ bị nam thanh niên dùng gạch đập nhiều lần vào đầu khiến nạn nhân tử vong.

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy và các đơn vị nghiệp vụ liên quan để tiến hành khám nghiệm hiện trường và tổ chức các hoạt động điều tra truy xét theo quy định của pháp luật.

Khám nghiệm hiện trường, công an đã thu giữ 1 viên gạch hung thủ dùng gây án. Ngay trong đêm, công an khẩn trương điều tra truy bắt nghi phạm. Khoảng 1 giờ sau đó, công an đã bắt giữ được hung thủ gây án khi hắn đang lẩn trốn trong khu đô thị Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng. 

TÚ AN

 

Tin cùng chuyên mục

Xét xử cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng: Nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước toà, bị cáo thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra nhưng khi nói lời sau cùng lại khẳng định không lừa tiền vợ chồng Đước.