Mua chung cư tiền tỷ, cư dân tố bị chủ đầu tư Vinaland lừa

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn phản ánh của 91 cư dân kêu cứu và đề nghị thanh tra làm rõ dấu hiệu vi phạm và lừa dối khách hàng của Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Vinaland - Chủ đầu tư dự án tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Dreamland. Bonanza số 23 Duy Tân.

Hàng trăm cư dân chung cư Dreamland Bonanza treo băng rôn, khẩu hiệu tại sảnh tòa nhà – số 23 Duy TânHàng trăm cư dân chung cư Dreamland Bonanza treo băng rôn, khẩu hiệu tại sảnh tòa nhà – số 23 Duy Tân

Mua nhà Nam Từ Liêm bị lừa thành... Cầu Giấy

Theo nội dung đơn tó cáo của cư dân, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Vinaland và đơn vị tư vấn bán hàng Công ty Bic Việt Nam đã lừa dối ngoạn mục về địa giới hành chính, biến chung cư ở Nam Từ Liêm thành Cầu Giấy, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

Cư dân cho rằng, hai đơn vị trên đã cố tình giấu giếm, không cung cấp thông tin về nguồn gốc pháp lý của thửa đất, không cung cấp thông tin chung cư này có diện tích thuộc về quận Nam Từ Liêm để lừa dối khách hàng, khiến rất nhiều khách hàng mua căn hộ không đúng với nguyện vọng, mong muốn khi giao kết hợp đồng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống. Cư dân dẫn chứng, mục đích mua chung cư này để con được học trường công ở Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, nhưng khi về ở mới phát hiện chung cư thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm.

Cư dân cho biết, trong suốt quá trình tìm hiểu thông tin trên web, tờ rơi, tư vấn trực tiếp của đơn vị bán hàng đến Biên bản thỏa thuận tư vấn mua căn hộ với Công ty cổ phần Bic Việt Nam và Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Vinaland họ đều thể hiện một địa chỉ tại 23 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Nhưng khi chúng tôi nhận nhà, đi làm thủ tục cư trú mới té ngửa vì nơi đây lại thuộc về phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Nhận nhà gần 11 tháng nay, hàng trăm cư dân chung cư Dreamland Bonanza sống trong bức xúc còn bởi hàng loạt các vi phạm của chủ đầu tư như: Diện tích căn hộ bị thiếu và chậm cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ. Đã nhiều lần cư dân yêu cầu chủ đầu tư tiến hành đo đạc thực tế căn hộ nhưng không được thực hiện. Cư dân mời đơn vị có chức năng đo đạc về đo thì kết quả diện tích thực tế của 30 căn hộ đều bị thiếu từ 1,5m2 đến 2,9m2. Con số này vượt quá tỷ lệ sai số được phép quy định trong Hợp đồng mua bán. Hiện cư dân đã đóng 100% giá trị căn hộ mà gần 1 năm nay vẫn chưa được nhận giấy chứng nhận sở hữu căn hộ cũng như không biết đến khi nào được cấp.

Vi phạm quyền lợi hợp đồng

Cư dân chung cư Dreamland Bonanza còn cho rằng công ty đã ngang nhiên chiếm đoạt 5% giá trị căn hộ, vi phạm nghiêm trọng Điều 57 Luật kinh doanh bất động sản (luật quy định: “Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng”.

Vấn đề tiếp theo, hiện đã có hơn 50% căn hộ được bàn giao và đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành các thủ tục để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất. Trong khi theo cam kết và Biên bản họp ngày 24/1/2021 giữa ba bên gồm chủ đầu tư, UBND phường Mỹ Đình 2 và Ban đại diện cư dân, chủ đầu tư đã hứa trong tháng 3/2021 sẽ tiến hành Hội nghị nhà chung cư lần đầu.

Trao đổi với phóng viên, đại diện cư dân còn bày tỏ bức xúc về việc thay đổi công năng tầng 7 tòa nhà không đúng với hồ sơ thiết kế, các hạng mục khu vui chơi trẻ em mới đưa vào sử dụng cũng như bể bơi không thông minh… như quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, hơn nữa đơn vị quản lý tòa nhà “non kém”. Theo kết quả khảo sát về mức độ hài lòng với đơn vị quản lý tòa nhà thì 100% (cư dân) được hỏi đều cho rằng không hài lòng. Đặc biệt, việc thu phí dịch vụ, tiền điện, tiền nước hàng tháng, Công ty CPBĐS Suco hướng dẫn cư dân chuyển khoản qua tài khoản cá nhân ông Lục Minh Hoàn mà không xuất hóa đơn VAT. Cư dân đặt nghi vấn “phải chăng Suco đã trốn nghĩa vụ thuế với Nhà nước?”.

Hơn nữa, đơn vị tư vấn bán hàng là Bic Việt Nam đã ký Biên bản thoả thuận tư vấn với người mua nhà nhưng khi xảy ra các tồn tại trên thì lại“phủi tay”, rũ bỏ trách nhiệm. Bic Việt Nam không trả hóa đơn cho người mua nhà khi ký thoả thuận tư vấn bán căn hộ. Trong khi giá trị hợp đồng tư vấn khoảng 5% giá trị thực tế của căn hộ; có những căn hộ Bic Việt Nam thu gần 1 tỷ đồng phí tư vấn). Cư dân tiếp tục đặt nghi vấn, phải chăng 2 công ty Bic Việt Nam và Vinaland có dấu hiệu trốn nghĩa vụ thuế?!.

Với hàng loạt vấn đề nêu trên, 91 chủ căn hộ đã ký đơn và ủy quyền cho Ban đại diện cư dân gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sớm vào cuộc làm rõ những vi phạm của chủ đầu tư Vinaland để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hàng trăm cư dân chung cư Dreamland Bonanza.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.