Hà Nội sẽ có thêm 5 nhà máy nước mặt

Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo quyết định điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có thêm nguồn nước mặt từ 5 nhà máy mới, đáp ứng mục tiêu 100% người dân được dùng nước sạch.

 Nhà máy nước sông ĐuốngNhà máy nước mặt sông Đuống

Theo đó, 5 nhà máy nước mặt được bổ sung là: Bắc Thăng Long, Ba Vì, Xuân Mai, Hà Nam và nhà máy nội bộ khu vực Phúc Thọ, Minh Quang, Minh Châu, Tiến Thịnh...

Đến 2030, các nhà máy cung cấp cho Hà Nội hơn 800.000m3 nước/ngày 

Cụ thể, nhà máy nước Bắc Thăng Long công suất 250.000-300.000 m3/ngày, cấp nước cho các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, kết nối bổ sung cho khu vực trung tâm thủ đô.

Nhà máy nước Xuân Mai công suất 300.000 m3/ngày, bổ sung nguồn cấp cho các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, một phần quận Hà Đông và cấp bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Nhà máy nước mặt Hà Nam công suất khoảng 70.000 m3/ngày, cấp cho Phú Xuyên, một phần huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Nhà máy nước mặt Ba Vì công suất 100.000 m3/ngày; nhà máy nội bộ khu vực Phúc Thọ, Minh Quang, Minh Châu, Tiến Thịnh... khoảng 50.000 m3/ngày.

3 nhà máy nước mặt (lấy nước sông Đà, Đuống, Hồng) theo quy hoạch được phê duyệt tháng 3/2013 đều nâng công suất. Đến năm 2030, nhà máy nước mặt sông Đà đạt 900.000 m3/ngày, trong đó cấp cho Hà Nội khoảng 800.000 m3/ngày, còn lại bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Nhà máy nước mặt sông Đuống đạt 600.000 m3/ngày, phần cho Hà Nội khoảng 475.000 m3/ngày, còn lại cấp cho các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Nhà máy nước mặt sông Hồng 300.000 m3/ngày, cấp nước cho khu vực phía tây, phía bắc Thủ đô và các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm.

Quy hoạch lần này đặt mục tiêu giảm dần việc khai thác và sử dụng nước ngầm. Cụ thể, năm 2025 Hà Nội khai thác khoảng 615.000 m3/ngày, đến 2030 còn hơn 500.000 m3/ngày và năm 2050 chỉ còn 400.000 m3/ngày.

Thay vì đóng cửa vào năm 2020 (máy nước Hạ Đình) và năm 2030 (2 nhà máy Tương Mai, Pháp Vân) theo quy hoạch cũ, cả ba đơn vị này được kéo dài thời gian hoạt động đến năm 2050.

Đến 2030, toàn bộ người dân Thủ đô được dùng nước sạch theo quy chuẩn

Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn nước cấp cho Thủ đô Hà Nội chính là theo hướng ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm. Từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm, nguồn nước ngầm không khai thác sẽ chuyển thành nguồn nước dự phòng.

Đồng thời giảm dần quy mô công suất các nhà máy nước ngầm để đảm bảo khai thác an toàn nguồn nước ngầm. Các nhà máy nước ngầm bị suy giảm về chất lượng, trữ lượng sẽ chuyển thành nguồn dự trữ, trạm điều tiết, trạm bơm tăng áp cục bộ cho Thủ đô Hà Nội.

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch cấp nước là đến năm 2030 toàn bộ người dân Thủ đô được dùng nước sạch theo quy chuẩn. Trong đó, dân cư đô thị trung tâm được sử dụng 130-170 lít/người/ngày; dân cư đô thị vệ tinh dùng 125-130 lít/người/ngày; dân cư nông thôn 110-115 lít/người/ngày.

Một mục tiêu khác là giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đạt dưới 15%; đến năm 2050 đạt dưới 10%.

Khái toán kinh phí thực hiện điều chỉnh quy hoạch trên khoảng 54.000 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn (ngân sách, vốn vay, tín dụng, nhà đầu tư trong ngoài nước...).

Hiện nay, tổng công suất cấp nước của thành phố đạt trên 1,5 triệu m3/ngày, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế cao nhất vào cao điểm nắng nóng mùa hè chỉ đạt 1,3 triệu m3/ngày. Mặc dù tổng lượng nước sản xuất được cao hơn nhu cầu thực tế, song do những bất cập trong quy hoạch mạng lưới cấp nước nên hàng triệu người dân nông thôn vẫn chưa được dùng nước sạch (tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch năm 2020 là 78%).

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.