Nguy cơ “chưa giàu đã già” đang hiện rõ

Chia sẻ

Xu hướng già hóa dân số nhanh trong bối cảnh mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước già hóa khác, đang tạo ra nguy cơ rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”…

Nguy cơ “chưa giàu đã già” đang hiện rõ - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” đồng thời có xu hướng già hóa dân số diễn ra rất nhanh. Thời kỳ cơ cấu dân số vàng của Việt Nam kéo dài khoảng 33 năm, sẽ kết thúc vào năm 2039, nghĩa là chỉ còn 19 năm nữa. Trong khi đó, thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già khoảng 26 năm, từ năm 2011 đến năm 2036. Đây là khoảng thời gian chuyển đổi rất ngắn so với các quốc gia có trình độ phát triển cao, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới.

Chính vì vậy, có hai vấn đề đặt ra cho Việt Nam: Thứ nhất, thời gian cho phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng không còn nhiều trong khi chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chất lượng việc làm chưa cao. Đây là rào cản đối với việc tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kìm hãm nỗ lực tăng nhanh năng suất lao động. Thứ hai, tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn chế và hệ thống an sinh xã hội vẫn còn non trẻ. Đến nay, mới có 33,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 45,5% người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng; hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn chưa đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thực tế này làm gia tăng gánh nặng an sinh xã hội cho ngân sách Nhà nước và đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Nhằm chủ động thích ứng với tình trạng trên, hiện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng “Đề án phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số”. Đề án đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và chủ động thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tăng đáng kể lực lượng lao động có kỹ năng, tăng cường việc làm đầy đủ và thỏa đáng cho người lao động, đảm bảo an ninh thu nhập và phát triển việc làm cho người cao tuổi…

Hiện nay, Hà Nội cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng dân số khi tỷ lệ dân số già ở Thủ đô tăng gấp đôi sau 20 năm và tuổi thọ của người dân đang ở ngưỡng cao nhất cả nước (75,5 tuổi).

Do đó, giải pháp để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số là chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động, đảm bảo an ninh thu nhập và phát triển việc làm cho người cao tuổi, phát triển việc làm thỏa đáng và sử dụng hợp lý lực lượng lao động…

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.