Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về bầu cử

Chia sẻ

Trong lúc cả hệ thống chính trị và người dân chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp thì các thế lực thù địch lại xuyên tạc vai trò của Đảng trong bầu cử.

Hội LHPN quận Đống Đa giám sát công tác chuẩn bị bầu cửHội LHPN quận Đống Đa giám sát công tác chuẩn bị bầu cử (Ảnh: VGP/Gia Huy)

Đảng lãnh đạo bầu cử chính là lãnh đạo công tác thiết lập chính quyền. Với hoạt động bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở nước ta, vai trò quan trọng của các cấp ủy Đảng thể hiện xuyên suốt trong quá trình trước, trong và sau khi diễn ra bầu cử.

Đối với công tác chỉ đạo tiến hành hoạt động bầu cử, Đảng luôn chủ động và tích cực đối với quá trình bầu cử ĐBQH và HĐND, thông qua nhiều hình thức khác nhau. Điều này thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan Đảng, qua hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, HĐND, UBND các cấp, thông qua việc các cấp ủy đảng lãnh đạo quá trình giới thiệu, lựa chọn các ứng cử viên qua các hội nghị hiệp thương…

Tại các kỳ bầu cử, sau khi chỉ thị của Bộ Chính trị được ban hành, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tổ chức để kịp thời quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương. Các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cũng tiến hành khẩn trương, nghiêm túc các công việc chuẩn bị bầu cử và lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử ở các cấp. Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập theo đúng quy trình và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật của Nhà nước, đường lối, chủ trương của Đảng.

Thế nhưng, trước thềm bầu cử, nhiều Facebooker; thậm chí, một số kênh, đài như Á Châu tự do… đã lợi dụng việc ứng cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp của Việt Nam để đăng những thông tin, luận điệu chống phá cuộc bầu cử, nói xấu chế độ… Đặc biệt, các trường hợp này còn thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội để “quảng bá” tranh cử, tung tin xuyên tạc bịa đặt về cuộc bầu cử... gây ảnh hưởng đến uy tín người ứng cử, làm sai lệch bản chất của cuộc bầu cử, tạo dư luận không tốt trong toàn xã hội.

Không gian mạng xã hội như một quốc gia “xuyên biên giới” với lượng tin tức khổng lồ và khả năng kết nối mọi người vượt những rào cản địa lý. Nhưng cũng từ đây, xuất hiện nhiều hơn những tin đồn thất thiệt, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá chế độ trước thềm bầu cử.

Với những hành vi đăng tải, phát tán tin giả, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet, mạng xã hội… gây ảnh hưởng đến công tác bầu cử, Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 quy định nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông” thì bị phạt tiền từ 30 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Để đấu tranh phòng chống các luận điệu thù địch, sai trái của các thế lực thù địch, các địa phương cần tăng cường đẩy mạnh hình thức tuyên truyền... nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân; động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần phải chủ động tìm hiểu về bản chất, mục tiêu, cách thức hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ động nâng cao nhận thức về những biến đổi của xã hội, kể cả về những ý kiến trái chiều. Chỉ khi hiểu được bản chất câu chuyện thì mới giữ vững được quan điểm, lập trường của cá nhân. Mỗi người dân cần phải có “bộ lọc tốt” trước những chiều hướng thông tin độc hại. Xác định rõ nguồn gốc, tính xác thực của thông tin để tiếp nhận có chọn lọc.

Nếu phát hiện những thông tin có nội dung xấu độc, người dân cần tỉnh táo và bày tỏ rõ quan điểm, có thể phản bác thông qua các hình thức tương tác trên mạng xã hội. Bởi lẽ những thông tin xấu độc lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày, hàng giờ len lỏi trong đời sống có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm tư, niềm tin của người dân, khiến một bộ phận người dân bị lung lay và tin theo. Đây chính là mục tiêu mà những kẻ xuyên tạc, tung tin hướng tới.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.