Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc

Chia sẻ

67 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước trong thời đại mới. Đặc biệt nhất là bài học phát huy sức mạnh toàn dân.

Đối với nhân dân ta, chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ còn làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thực tiễn của giai đoạn lịch sử kháng chiến chống Pháp cứu nước đã đúc kết và chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đó là nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.

Từ bài học phát huy sức mạnh của toàn dân tộc ấy, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, với những chiến thuật quân sự sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 quân địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô cùng toàn bộ vũ khí, quân trang quân dụng, đạn dược của địch. Đặc biệt cuộc tiến công chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao chiến dịch Điện Biên Phủ đã khiến thực dân Pháp phải hạ vũ khí ngồi vào bàn ký Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; đồng thời tạo cơ sở, điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.

Dân công đẩy xe đạp thồ chở vũ khí, lương thực, thuốc men lên trận tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)Dân công đẩy xe đạp thồ chở vũ khí, lương thực, thuốc men lên trận tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Một trong những bài học kinh nghiệm từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chính là thực hiện vừa kháng chiến, vừa kiến quốc xây dựng căn cứ địa hậu phương vững chắc. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị xã hội đất nước để tạo nên cái “cốt” vật chất và tinh thần của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Những bài học này đã được Đảng và Nhà nước ta kế thừa, vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này đã được cụ thể hóa trong văn kiện của Đại hội XIII của Đảng. Trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, phần nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nêu rõ: Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên.

Trong tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đảng ta chỉ ra cần thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.

Như vậy, bài học về "thế trận lòng dân" trong chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp tục được vận dụng trong bối cảnh mới. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước ta đang thực hiện nhiệm vụ "kép" vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chỉ có phát huy được sức mạnh tập thể của khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người dân, tạo sự thống nhất đồng thuận từ sự lãnh đạo của Đảng, triển khai mạnh mẽ của chính quyền và sự chấp hành, ủng hộ của người dân, chúng ta mới có thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ "kép". Thực tiễn cũng đã chứng minh, chúng ta đã dành được những thắng lợi nhất định trong công cuộc "chống dịch như chống giặc", song song với việc phát triển kinh tế khiến thế giới phải ghi nhận. Uy tín của Việt Nam từ đó được nâng cao trên trường quốc tế.

NGUYỄN NAM

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.