Thi tốt nghiệp THPT ra sao trong điều kiện có dịch?

Chia sẻ

Tính đến nay, đã có hơn 20 tỉnh/thành phố cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, đã có trường có học sinh dương tính với Covid-19. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ được tổ chức như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh là câu hỏi đang được nhiều học sinh, phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Ngay trong tối 9/5/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản khẩn chỉ đạo các Sở GD-ĐT và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm về việc tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19. Theo đó, Bộ yêu cầu các cơ sở GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh (HS), sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Về tổ chức thi tốt nghiệp THPT, phương án của Bộ đưa ra trong năm 2021 là phân loại các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm: F0, F1, F2 và các thí sinh khác. Với nhóm đối tượng thí sinh F0 sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp theo quy định. Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường đại học có phương thức xét tuyển phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi cho học sinh, đồng thời đảm bảo quyền chủ động tuyển sinh của các trường. Với nhóm đối tượng thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu cách ly tập trung), Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương theo hướng tổ chức thi tại các điểm thi đặt trong khu cách ly hoặc khu vực phù hợp, lân cận khu cách ly tùy theo số lượng đối tượng thí sinh; đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh F1 có điều kiện dự thi.

Năm 2020, Hà Nội đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện có dịchNăm 2020, Hà Nội đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện có dịch

Với nhóm đối tượng thí sinh F2, tùy theo số lượng, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tổ chức thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Nếu số lượng các học sinh đông thì tổ chức một điểm thi riêng và có phương án đưa đón các học sinh phù hợp. Trường hợp còn lại, các em thi tại các điểm thi bình thường, tùy theo nguy cơ mức độ lây nhiễm của địa phương, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương đưa ra hướng dẫn giãn cách đảm bảo yêu cầu như: Khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi đều không thuộc diện F0, F1 hoặc F2. Nếu làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2, cán bộ, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, Bộ cũng đang tích cực lên phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Quan điểm của Bộ là tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đúng quy chế nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Bộ sẽ chỉ tổ chức thi đối với các địa phương không bị giãn cách xã hội và trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các địa phương tổ chức thêm đợt thi.

Tại Hà Nội, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, hiện nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đang triển khai kế hoạch khảo sát các trường THCS, THPT để lựa chọn làm điểm thi. Tại các trường được lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống điện, nước, tường rào… Sau đó, trên cơ sở kiểm tra, rà soát Sở GD-ĐT sẽ ban hành quyết định danh sách các điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trước kỳ thi, toàn bộ các điểm thi này đều sẽ được phun khử khuẩn, trang bị đầy đủ nước sát khuẩn tay, máy đo thân nhiệt, khẩu trang dự phòng để đảm bảo phòng, chống dịch.

Bài và ảnh: HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…