Nữ đại biểu Quốc hội và HĐND: Dấu ấn của bản lĩnh và tinh thần vì cộng đồng

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Các nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đang không ngừng nỗ lực, dấn thân, cống hiến trên mọi lĩnh vực, đóng góp vào các hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước,… để lại dấu ấn của bản lĩnh và tinh thần vì cộng đồng, đóng góp to lớn và hết sức ý nghĩa vào thành công chung của các nhiệm kỳ Quốc hội, HĐND các cấp.

 
KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 1

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 2


Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt-Nga cho rằng, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tăng qua các nhiệm kỳ, không chỉ tăng về số lượng mà các nữ đại biểu Quốc hội còn có sự tiến bộ về chất lượng. Các nữ đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp để thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, cụ thể, có chiều sâu, xem xét các vấn đề toàn diện, dưới nhiều góc nhìn, quan điểm để làm rõ những vấn đề còn bất cập, góp phần nâng cao chất lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết khi được Quốc hội thông qua.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 3


Các nữ đại biểu Quốc hội cũng nắm chắc tình hình thực tiễn, nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát nhóm vấn đề và tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng. Nhiều nữ đại biểu Quốc hội đã đặt lại câu hỏi tranh luận, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp để khắc phục trong thời gian tới, đồng thời cũng nhiều nữ đại biểu Quốc hội thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với những khó khăn trong quản lý, điều hành của Chính phủ.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 4
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hải Dương 

Là một trong những đại biểu Quốc hội chuyên trách, nữ đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hải Dương luôn có nhiều ý kiến trên nghị trường tại các kỳ họp, các phiên chất vấn của Quốc hội. Đại biểu chia sẻ: “Điều tôi trăn trở nhất chính là việc nhận thấy chúng ta đã và đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Công tác lập pháp ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiếp cận, hiểu biết pháp luật của người dân - đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn nhiều hạn chế”.

Đại biểu Quốc hội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định: “Rất nhiều nữ đại biểu Quốc hội kể cả đại biểu chuyên trách và không chuyên trách các vị đã phát huy tinh thần của đại biểu Quốc hội, đã đóng góp rất nhiều ý kiến trong xây dựng pháp luật. Đặc biệt, trong công tác giám sát, các vị cũng chất vấn các bộ trưởng rất mạnh mẽ, phát huy quyền làm chủ của đại biểu Quốc hội giám sát các cơ quan hành pháp rất tốt. Nhất là các vị nữ đại biểu là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm trong các ủy ban của Quốc hội rất tài năng và tinh thần cống hiến. Tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, trình độ, trí tuệ của các nữ đại biểu Quốc hội”.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 5


Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, trong quá trình thực thi pháp luật, có những khi người dân mắc sai phạm hoàn toàn do thiếu hiểu biết về pháp luật. Họ không biết đến các quy định của pháp luật. Có những trường hợp bị xử lý hình sự, người vi phạm mới biết đến các quy định pháp luật mà mình vi phạm. Nếu có hiểu biết hơn về pháp luật, họ sẽ không phạm tội.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 6
 Trên nghị trường Quốc hội, các nữ đại biểu luôn có những phát biểu thẳng thắn trong mọi lĩnh vực 

Nhận thấy việc tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên, những người trẻ tuổi cũng còn hạn chế, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga tâm tư: Làm thế nào để mỗi cá nhân có ý thức thường trực tìm hiểu pháp luật để làm nền tảng cho mọi hành động của mình, tránh được tối đa việc không hiểu, không biết pháp luật dẫn tới những vi phạm đáng tiếc là điều tôi luôn luôn trăn trở.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 7

 

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 8

 

Nhiệm kỳ 2021-2026, quận Thanh Xuân có 12 đại biểu HĐND là nữ (chiếm 36,4%), trong đó có 10/12 đại biểu nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị (đạt 83,3%). Một trong những nữ đại biểu HĐND quận Thanh Xuân - thành viên Ban kinh tế - Xã hội HĐND quận, được đánh giá là rất tài năng, tâm huyết, đó là chị Trịnh Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hội LHPN quận.

Là đại biểu HĐND, kiêm nhiệm nhiều trọng trách, có những lúc chị Thủy đã ước một ngày có 48 giờ để có thể hoàn hành tất cả các công việc mà không phải băn khoăn, trăn trở, làm như thế nào để hài hòa giữa các nhiệm vụ.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 9


Tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, với dân số 23.000 người, 51% là nữ, song trong số 30 đại biểu HĐND xã thì chỉ có 4 đại biểu là nữ, đạt 13,3%. Với số lượng còn nhiều khiêm tốn như vậy, chị Đồng Thị Thanh Mai đã được bầu là đại biểu HĐND xã Hương Sơn 3 khóa liên tục (từ năm 2011 đến nay); chị còn Chủ tịch Hội LHPN xã liên tục 9 năm (từ năm 2014 đến nay).

 Bí thư Đảng ủy xã Hương Sơn Nguyễn Văn Lương nhấn mạnh: “Đồng chí Thanh Mai là người có năng lực, nhiệt tình, luôn nỗ lực ở các vai trò, trách nhiệm khác nhau, luôn gắn bó với nhân dân, đi sâu sát mọi việc, không nề hà việc khó, chủ động trong ghi nhận ý kiến và tham mưu cho lãnh đạo để điều hành và triển khai công việc mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân. Nữ đại biểu này rất xứng đáng được dân tin yêu”.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 10


Là nữ đại biểu HĐND ở cấp gần dân nhất chính là cán bộ cấp thôn. Sự đóng góp của họ dẫu rất thầm lặng, song cũng đóng góp không nhỏ vào hệ thống chính trị. Bà Nguyễn Thị Trọng ở thôn Phú Lội, vừa là trưởng thôn, công an viên, còn kiêm là đại biểu HĐND xã Minh Quang, huyện Ba Vì được ghi nhận là đại biểu đầy tâm huyết, luôn sốc vác, nhiệt tình với công việc mà phần đa là “vác tù và hàng tổng”.

Bà Trọng cho hay: “Nhiều vai như vậy song cũng không khó khăn gì vì vốn gần dân, hiểu dân nên lắng nghe ý kiến nhân dân làm cầu nối đề xuất lên cấp trên”.  Với tinh thần không ngại khó nên bà Trọng đã đi mòn khắp các lối lên xuống 9 quả đồi, đến từng ngôi nhà dân ở, những nương chè, ruộng lúa, vườn cây dân trồng đồng hành cùng họ trong phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 11

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 12

Hơn 10 năm trước, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra chỉ tiêu ít nhất 35% số đại biểu Quốc hội và HĐND là nữ trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2011-2016. Tuy nhiên, thực tiễn lại chưa đạt được.Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất từ trước đến nay đạt 32,31% là Quốc hội khoa V (nhiệm kỳ 1975-1976). Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%. Đây cũng là lần thứ hai tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đạt trên 30%.

Trình độ chuyên môn của những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cao hơn so với nhiệm kỳ trước (tỷ lệ trên đại học đạt 78,56%, cao hơn 16% so với khóa XIV).Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là  26%; nữ đại biểu HĐND cấp xã chỉ đạt khoảng 14%.

Trong số 95 đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI (nhiệm kỳ 2021-2026) có 24 nữ đại biểu, chiếm tỷ lệ 25,26%.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 13


Bà Bùi Thị An cho rằng, càng ngày càng có nhiều cán bộ nữ được giao trách nhiệm rất cao, giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, phụ nữ được tạo điều kiện để phát triển bình đẳng với nam giới. Tiếng nói của các nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp cũng nhiều hơn và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ nữ đại biểu dân cử ở cả 4 cấp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ. Chất lượng hoạt động Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vẫn ở mức thấp. Trong khi nhìn vào tỷ lệ ở tất cả các cấp học thì nữ vẫn đang bằng hoặc cao hơn nam giới.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 14KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 15KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 16

Tại Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố vào tháng 7/2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 đã tăng 4 bậc so với năm 2021 ở vị trí 83/146 quốc gia.

 

Đại biểu Quốc hội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, mỗi một nhiệm kỳ Quốc hội đã nâng tỷ lệ nữ đại biểu lên, để quy hoạch cho Quốc hội khóa XVI tới, nên tăng thêm tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội lên nữa để xứng với bình đẳng giới, cũng phát huy được năng lực của nhiều vị nữ rất giỏi. Đặc biệt thấy ở một số HĐND tỉnh, thành phố cũng có nhiều nữ đại biểu, hay ở cơ quan cũng có nhiều nữ xuất sắc. Vì vậy, theo tôi mỗi nhiệm kỳ lại tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội lên để ngang tầm với sự phát triển của bình đẳng giới của Việt Nam và phát triển của Quốc hội chúng ta.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 17
Hiện tại, có 15/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ; 3 nữ Bộ trưởng, 1 nữ Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, 12 nữ Thứ trưởng và tương đương.

 

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu nữ, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, các nữ đại biểu Quốc hội cần tăng cường tham gia các hoạt động giám sát, trong đó tập trung các vấn đề nổi cộm, được cử tri và Nhân dân quan tâm. Chú trọng hơn công tác giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành sau chất vấn. Đồng thời, tích cực chủ động hơn nữa trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 18
 Trong số 95 đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI (nhiệm kỳ 2021-2026) có 24 nữ đại biểu, chiếm tỷ lệ 25,26%.


Cũng quan điểm về việc bản thân phụ nữ cũng phải cố gắng, nâng cao năng lực nội sinh của mình để có thể đảm đương trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, bà Bùi Thị An cho rằng, về cơ chế, chính sách làm sao tạo được cơ hội bình đẳng cho giới nữ từ nhỏ và các chính sách cũng tính đến vấn đề nuôi con, phục vụ gia đình mà xã hội chưa tính đến. Nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong bổ nhiệm, đề bạt nữ giới vào các vị trí lãnh đạo. Vì vậy, nữ đại biểu Quốc hội luôn không ngừng rèn luyện kỹ năng, kiến thức để đóng góp chung vào những nỗ lực không ngừng đổi mới hoạt động của Quốc hội, làm tròn trách nhiệm người đại biểu của dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Trong buổi gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, ngày 24/5/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh giá trong suốt chặng đường 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, các thế hệ nữ đại biểu Quốc hội đã luôn thể hiện vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng của mình, đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước và những bước tiến, đổi mới, thành công trong hoạt động của Quốc hội.

KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 19
Buổi gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, ngày 24/5/2022 (Ảnh Quốc hội)
KỲ 3: DẤN THÂN, MẠNH MẼ VÀ GÓP SỨC - ảnh 20
 

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Dấu ấn của bản lĩnh và tinh thần vì cộng đồng

KỲ 2 - VIẾT TIẾP NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG

(PNTĐ) - Qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, các nữ đại biểu luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, tài năng và tâm huyết, tận tụy với đất nước. Nhiều nữ đại biểu được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tín nhiệm giao trọng trách giữ cương vị lãnh đạo và hoàn thành xuất sắc, góp phần viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Khẳng định vai trò,  thế mạnh của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội thành phố với những việc làm hiệu quả, thực chất

Khẳng định vai trò, thế mạnh của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội thành phố với những việc làm hiệu quả, thực chất

Quý III/2021, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố đã phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm 2021 đạt được nhiều kết quả.