Sống riêng trong nhà dưỡng lão: tiện nhưng chưa... hợp

Chia sẻ

PNTĐ-Theo góc nhìn của một bộ phận người dân thì nhà dưỡng lão rất tốt cho người già nhưng vẫn còn chưa phù hợp và phổ biến trong xã hội Việt Nam.

 
Sống riêng trong nhà dưỡng lão vẫn còn rất xa xỉ
 
Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nhà dưỡng lão rất tiện cho người già nhưng lại chưa hoàn toàn phù hợp đối với xã hội Việt Nam hiện tại. Bởi qua các kênh thông tin tôi được biết hiện nay hơn 80% người già có thu nhập trung bình và thấp, chỉ có 15% có thu nhập khá nhờ nguồn tích luỹ lao động dưới dạng bảo hiểm, hưu trí hoặc tiết kiệm. Số người già vẫn phải tự lao động để lo cho mình chiếm số đông, thậm chí 38% số người cao tuổi vẫn còn phải lo cho con cái. Với mức thu nhập đó đem so sánh với giá cả của các nhà dưỡng lão tư nhân hiện tại thì để được vào sống trong đó đối với người già Việt Nam là quá xa xỉ.
 
Sống riêng trong nhà dưỡng lão: tiện nhưng chưa... hợp - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Hiện nay, giá thấp nhất ở một trung tâm dưỡng lão tư nhân vào loại trung bình là 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng nếu ở ghép một phòng từ 3-4 người (giá trên bao gồm chi phí ăn ở và chăm sóc). Nếu ở phòng độc lập thì từ 4- 6 triệu đồng/người/tháng. Tại các trung tâm dưỡng lão hạng sang, phòng ở có tiêu chuẩn như khách sạn giá từ 8 triệu/người/tháng dành cho những cụ già khoẻ mạnh, minh mẫn. Nếu người già có bệnh nặng, cần các dịch vụ y tế chăm sóc thường xuyên thì giá từ 10-12 triệu/người/tháng. Nói tóm lại để có những dịch vụ vào loại tốt nhất cả về điều kiện phòng ở lẫn chất lượng chăm sóc y tế, chi phí mà người già phải bỏ ra cũng phải trên 10 triệu đồng/tháng. Với mức đó, liệu mấy người già VN trong giai đoạn hiện tại đủ điều kiện để vào nhà dưỡng lão sống riêng cho thoải mái?
 
Hoàng Thị Bốn
(Trần Phú, Hà Đông, HN)

Nên có nhà dưỡng lão cho người già có thu nhập thấp
 
Chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm thiết thực của nhà dưỡng lão dành cho người già. Theo tôi, với xu thế hội nhập và tốc độ già hoá dân số, việc người già vào sống riêng trong nhà dưỡng lão là tất yếu trong tương lai. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện kinh tế của người già VN, Nhà nước nên có chính sách đầu tư để xây dựng hệ thống nhà dưỡng lão dành cho đối tượng người già thu nhập thấp.
 
Cũng giống như hiện nay, nhu cầu nhà ở đối với người dân là rất lớn nhưng không phải tất cả đều có đủ tiền để mua nhà theo giá thị trường. Nhà nước đã có chính sách xây nhà ở để bán cho người có thu nhập thấp. Vậy tại sao chúng ta lại không nghĩ đến việc xây nhà dưỡng lão cho người già có thu nhập thấp. Bởi nếu không có hệ thống nhà dưỡng lão này, chúng ta khó bàn đến chuyện để người già vào sống riêng trong nhà dưỡng lão phổ biến.
 
Trần Văn Phú
(Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN)

Đừng để báo hiếu cũng trở thành dịch vụ
 
Theo quan điểm của tôi, hiện nay các nhà dưỡng lão tư nhân đang thay con cái báo hiếu cha mẹ. Luật pháp chúng ta chưa có những quy định chặt chẽ trong việc để người già vào sống trong nhà dưỡng lão. Thủ tục vào nhà dưỡng lão hầu như chỉ cần sự thoả thuận giữa người nhà và trung tâm chứ chưa quan tâm đến ý nguyện của người già. Vì vậy ngoài một số người già tình nguyện chấp nhận vào sống trong nhà dưỡng, số còn lại đều phải vào đó sống theo ý của con cái. Việc này xảy ra tình trạng con cái bỏ bê cha mẹ sau khi nộp tiền vào trung tâm.
 
Thời kinh tế thị trường, nhiều dịch vụ ra đời để nhằm giảm tải cho con người. Chỉ cần có tiền, người ta có thể tìm đất bất cứ một dịch vụ nào. Thế nhưng có những dịch vụ dù có cầu thì cũng không nên tồn tại và phát triển. Đó là dịch vụ thay con báo hiếu cha mẹ. Bởi con cái tận hiếu với cha mẹ không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, là bổn phận của bậc làm con mà còn là một giá trị đạo đức gia đình. Một khi giá trị đạo đức đó không được con cái coi trọng, gia đình ắt sẽ đánh mất độ bền vững.
 
Nguyễn Thanh Hiền
(Trường Đại học Mở HN)

Tin cùng chuyên mục

Ngày Tết bếp vắng mẹ chồng

Ngày Tết bếp vắng mẹ chồng

(PNTĐ) - Khi mới về nhà chồng, có những cô dâu vẫn “vô lo vô nghĩ” vì bếp nhà đã có mẹ chồng lo. Ngày Tết, cũng một tay mẹ chồng quán xuyến, bày biện. Nhưng rồi biến cố ập tới mang mẹ chồng đi xa, các cô dâu nhận thêm trọng trách mới, đảm đang lo Tết cho nhà mình và cho cả nhà chồng.
Diễn viên Đàm Hằng: “Ly hôn văn minh giúp tôi trở thành phiên bản mới”

Diễn viên Đàm Hằng: “Ly hôn văn minh giúp tôi trở thành phiên bản mới”

(PNTĐ) - Đàm Hằng đến từ Nhà hát Tuổi Trẻ là diễn viên được biết đến qua nhiều bộ phim truyền hình, và gần đây ấn tượng nhất là chị Hoa “ế chồng” trong phim “ Lối về miền hoa”... Ngoài đời, cô là mẹ đơn thân, đang nuôi con gái 14 tuổi. Không ngại nói về quyết định ly hôn của mình, ngược lại, Đàm Hằng còn coi ly hôn là bước ngoặt giúp cô mạnh mẽ hơn, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và trở thành một phiên bản mới hoàn thiện hơn.
Người con gái đặc biệt của mẹ

Người con gái đặc biệt của mẹ

(PNTĐ) - Đó là lời động viên đầy cảm động của mẹ dành cho Hoàng Thị Phương - người bị ảnh hưởng do di chứng chiến tranh để lại. Nhận được sự an ủi và động viên của mẹ, chị Phương nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo đặc biệt để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.