Thư viện quốc gia có bị “rút ruột”?

Chia sẻ

PNTĐ-Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn, mạng xã hội, có đăng tải và rao bán nhiều tài liệu có đóng dấu đỏ với dòng chữ “Thư viện Trung ương” hoặc “Lưu chiểu Quốc gia”...

 
Đặc biệt, đây là những ấn phẩm có tuổi đời từ 50 đến gần 100 năm. Trong đó, nhiều nhất là báo và tạp chí, có thể kể đến như: Tạp chí Văn học (1934); Báo Tiến hóa (1935); Tạp chí Đông Á tân văn (1940); Tiểu thuyết thứ Bảy (1942); Báo Độc lập (1945); Tạp chí Hồn nước (1945); Tạp chí Người săn bắn Việt Nam (1946); Báo Bình dân (1946); Tạp chí Bó Đuốc, (1946); Báo Văn nghệ (1950); Báo Lao động (1951); Báo Nhân dân Liên khu V (1953), Báo Trăm hoa (1955)…
 
Thư viện quốc gia có bị “rút ruột”? - ảnh 1
 
Thư viện quốc gia có bị “rút ruột”? - ảnh 2
Nhiều tài liệu đóng dấu Thư viện Quốc gia bị “rút ruột”
 
Theo một số nhà sưu tầm, những tài liệu này có nguồn gốc từ Thư viện Quốc gia.
 
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đến Thư viện Quốc gia. Tại đây, được biết cơ quan này đang trong quá trình thực hiện số hóa các tài liệu quý hiếm. Tuy nhiên, những cuốn sách có dấu của Thư viện Quốc gia, mà chúng tôi mua được từ bên ngoài cũng như thấy ở các nhà sưu tập, người phụ trách chuyên môn cho biết hiện chưa được số hóa.
 
Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Kim Dung, Giám đốc Thư viện Quốc gia, hết sức ngỡ ngàng với thông tin chúng tôi nêu ra. Theo bà, việc bảo quản tài liệu của Thư viện Quốc gia, nhất là sách báo quý hiếm trong kho Đông Dương được đảm bảo đúng quy trình. Đối với văn hóa phẩm thông thường khi thanh lý, về nguyên tắc, thư viện phải xé trang bìa, trang đầu và trang 17 có dấu Thư viện Quốc gia. Việc thanh lý cũng phải tùy từng loại sách, báo, tạp chí và phải có hội đồng thẩm định. “Còn đối với sách, báo trước năm 1954 không bao giờ được hủy, phải lưu trữ vĩnh viễn trong kho lưu chiểu đặc biệt” – bà Phan Thị Kim Dung khẳng định.
 
Để chứng minh những tài liệu của Thư viện Quốc gia hiện được lưu vẫn không mất mát, lãnh đạo cơ quan này cùng phóng viên xuống phòng đọc để mượn những tài liệu theo yêu cầu. Ngoài một số ấn phẩm vẫn còn nguyên tại thư viện thì cũng có một số văn hóa phẩm khác, như báo Lao động xuất bản trong thời gian kháng chiến (1947-1954), khi được đề nghị cho xem thì… không có thông tin lưu chiểu.
 
Sáng 23/12/2013, liên lạc để tìm thêm thông tin, chúng tôi được bà Phan Thị Kim Dung cho biết đã tiến hành kiểm tra, các tài liệu này hiện vẫn ở trong kho. Tuy nhiên, quy trình tiếp cận hiện đã được siết chặt lại, nên phóng viên không được tiếp cận?
 
Trước những tài liệu có dấu Thư viện Quốc gia hiện đang được trao đổi bên ngoài, bà Phan Thị Kim Dung cho rằng có thể, đó là tài liệu do bạn đọc… lấy cắp. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, những tài liệu nói trên đều thuộc kho Đông Dương, dành cho phòng đọc hạn chế, bạn đọc thông thường không được tiếp cận. Muốn đọc chúng, phải là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, có giấy giới thiệu của cơ quan và nhiều thủ tục chặt chẽ khác. Mặt khác, chuyện mất cắp có thể xảy ra nhưng với số lượng khá nhiều như chúng tôi được biết, thiết nghĩ, Thư viện Quốc gia cần kiểm tra, siết chặt lại quy trình bảo quản sách, báo quý hiếm của mình.

Khải Đăng

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.