Chung tay xóa bạo lực học đường

Chia sẻ

PNTĐ-Bạo lực học đường (BLHĐ) không còn là hiện tượng cá biệt, mà đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo của 38 sở GD-ĐT, từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 vụ học sinh đánh nhau.

 
Chung tay xóa bạo lực học đường - ảnh 1
Hãy tạo cơ hội để các học sinh hiểu nhau, tôn trọng nhau để xóa bỏ BLHĐ

 
Qua những vụ BLHĐ vừa qua, tôi thấy rằng: 
 
Ở gia đình, các em chưa được cha mẹ dạy kỹ năng sống. Ở trường, nhiều thầy cô giáo mới quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học trò nhiều hơn dạy các em điều hay, lẽ phải. Khi vui chơi, bạn bè nhỡ dẫm phải chân nhau là thường, chỉ cần xin lỗi nhau là được. Bạn bè giận nhau đến đâu, cũng phải biết kiềm chế, tìm cách tháo gỡ, không làm tổn thương nhau. 
 
Cha mẹ và nhà trường cũng chưa dạy con hiểu đầy đủ hai chữ “con người”. Vì thế, khi có mâu thuẫn với bạn, dù là nhỏ, nhiều em tự xé ra to, hành xử với nhau nặng về phần “con” hơn phần “người”. Khi hành vi xấu của mình bị phát giác và cộng đồng lên án, nhiều em vẫn bình thản, coi chuyện đánh nhau là thường, thậm chí “đánh thế còn nhẹ, nhiều trận còn nặng hơn”. Nếu nhà trường, gia đình đưa vào đời những con người như vậy thì nguy hiểm quá. 
 
Tôi cho rằng, đã đến lúc, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục phải thay đổi phương pháp giáo dục cho phù hợp. Hiện nay, có một hiện tượng phổ biến, nhiều thầy cô giáo chủ nhiệm suốt nhiều năm nhưng chưa một lần đặt chân đến nhà thăm học sinh của mình. Nhiều thầy giáo bộ môn dạy cả năm không thuộc tên học sinh lớp mình dạy. Thầy không sát trò, làm sao hiểu đươc trò.
 
Vụ việc đánh “hội đồng” dã man ở trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên, nếu như có trách nhiệm với học trò, gia đình, cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời chứ không phải chờ đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên mất công về tận trường giải quyết .
 
Tôi cũng cho rằng, khi BLHĐ xảy ra như sự việc nghiêm trọng ở trường THCS Phủ Ủng, không chỉ các em học sinh phải chịu trách nhiệm mà Hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục địa phương cũng nên nhìn nhận trách nhiệm của mình. Ở một số quốc gia, các nhà quản lý đã dũng cảm từ chức như một sự hối lỗi trước cộng đồng. 
 
Ngoài ra, chúng ta cần tạo ra những sân chơi ngoại khóa hấp dẫn, lành mạnh, nhằm kéo học sinh tham gia các hoạt động tập thể, tránh xa tệ nạn xã hội. Gia đình, nhà trường cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong quản lý, giáo dục con em. Tôi ủng hộ quan điểm trong mục Góc nhìn “Yêu thương sẽ đẩy lùi bạo lực” trên số 14 rằng, cần giáo dục các em tình yêu thương, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Bởi, chỉ có yêu thương mới có thể góp phần hạn chế nạn BLHĐ.   
 
 
Lê Sỹ Tứ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).