Chính quyền thiếu kiên quyết, dân nhờn luật

Chia sẻ

PNTĐ-Mặc dù chỉ đạo của huyện quyết liệt, xã cũng khẳng định sự vào cuộc xử lý nhưng thực tế, tình trạng đổ trộm rác thải, đốt rác vẫn diễn ra tại thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu.

 
Chính quyền thiếu kiên quyết, dân nhờn luật - ảnh 1
Rác thải, phế liệu tập kết ở đê Đầm Mó

 
Thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn có hơn 400 hộ chuyên thu mua bao bì, phế liệu bẩn về tập kết tại dọc đê Bối, Đầm Mó (đoạn sông Cà Lồ) để phân loại, giặt sạch và chuyển đi nơi khác. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đê Đầm Mó, thường xuyên có nhiều xe tải chở phế liệu, bao bì về tập kết ở dọc triền đê. Ngoài việc tập kết phế liệu, người dân còn tổ chức đốt rác thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Cứ cách một đoạn lại có những đống tro màu đen.
 
Ông Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thu cho biết, tháng 5/2019, Tổ công tác gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện Sóc Sơn, UBND xã, Công an xã Xuân Thu ra quân tổng vệ sinh, xử lý rác thải khu vực vòng ngang thôn Yên Phú, đê Bối, đê Đầm Mó ở thôn Thu Thủy. Song chỉ một thời gian ngắn nhiều hộ lại lén lút tập kết và đốt rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chủ yếu chỉ tuyên truyền, tuần tra, nhắc nhở mà chưa xử phạt các hộ đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường.
 
Ngày 25/9, UBND xã yêu cầu 4 hộ vi phạm lấn chiếm, dựng lều lán tại triền đê Đầm Mó ký cam kết không đổ đất, gỗ, phế liệu và các vật liệu khác vi phạm Luật Đê điều. Kế hoạch đến hết tháng 10/2019, xã sẽ xử lý triệt để.
 
Bà Lê Thị Hải - Phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn cho biết, năm 2015, UBND huyện đã giao các phòng, ban chức năng thu dọn toàn bộ chất thải công nghiệp bị đổ trộm, bàn giao địa bàn sạch cho UBND xã Xuân Thu để bảo vệ, duy trì và ngăn chặn tình trạng tái đổ trộm chất thải.
 
Tuy nhiên, năm 2017, 2018 vi phạm vẫn diễn ra nên UBND huyện Sóc Sơn đã phê bình Chủ tịch UBND xã, thuyên chuyển công tác; yêu cầu UBND xã khẩn trương ký hợp đồng với đơn vị thu dọn và xử lý toàn bộ chất thải công nghiệp bị đổ trộm và tro xỉ đã đốt trên địa bàn xã. Ngoài ra, UBND huyện cũng yêu cầu xã thành lập tổ công tác rà soát, kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xây dựng đề án và kế hoạch bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh; lập biên bản theo dõi khối lượng chất thải đang tồn tại làm cơ sở xử lý nếu đem đốt hoặc thải bỏ không đúng quy định. Tuy nhiên, cho đến nay các yêu cầu trên đều không được thực hiện do sự thiếu trách nhiệm của UBND xã.
 
“Từ nay đến cuối tháng 12/2019, UBND huyện sẽ xử phạt nghiêm một vài trường hợp vi phạm theo Nghị định để tạo sức răn đe” - bà Hải nói.
 
Mặc dù chỉ đạo của huyện quyết liệt là thế, xã cũng khẳng định sự vào cuộc xử lý nhưng thực tế, tình trạng đổ trộm rác thải, đốt rác vẫn diễn ra tại thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu. Rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành của huyện Sóc Sơn đã và đang bị xã Xuân Thu xem thường, hay nói cách khác và mệnh lệnh hành chính của cấp huyện đã không có hiệu lực đối với cấp xã. Đề nghị UBND huyện Sóc Sơn quyết liệt xử lý trách nhiệm lãnh đạo xã Xuân Thu.  
 
 
Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.