Trẻ thừa cân béo phì có xu hướng gia tăng

Chia sẻ

PNTĐ-Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là chìa khóa giúp trẻ khỏe mạnh để học tập, vui chơi. Tuy nhiên, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ hiện nay còn nhiều bất cập.

 
Thông tin tại chương trình công bố Báo cáo tình trạng trẻ em toàn cầu năm 2019 tổ chức tại Hà Nội mới đây, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: Những thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhưng suy dinh dưỡng mãn tính hay thấp còi vẫn còn ở mức cao không thể chấp nhận được và tỉ lệ thừa cân sẽ còn tăng. Ước tính, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân, gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe của trẻ em.
 
Trước đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng tiến hành một nghiên cứu trong 12 tháng, với sự tham gia của hơn 5.000 học sinh độ tuổi 7 – 17, tại 75 trường học trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng. Kết quả cho thấy, tại các lứa tuổi khác nhau đều có những bất cập tồn tại trong khía cạnh dinh dưỡng và hoạt động thể lực của trẻ.
 
Trẻ thừa cân béo phì có xu hướng gia tăng - ảnh 1
Đảm bảo chế độ ăn với dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Ảnh minh họa

 
Theo nghiên cứu, khẩu phần ăn uống của trẻ em lứa tuổi tiểu học quá giàu năng lượng, lượng protein nhiều hơn so với ngưỡng khuyến nghị. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ này từ 133,4% - 205,3%. Chưa kể, trẻ trong độ tuổi tiểu học cũng có xu hướng thích ngồi ăn trước màn hình ti-vi, điện thoại… và ngày càng lười vận động, ít tham gia các hoạt động thể lực. Thực tế trên dẫn tới tình trạng hơn 40% học sinh tiểu học ở khu vực thành thị thừa cân béo phì (TCBP) do mất cân bằng dinh dưỡng. Trong khi đó, khẩu phần ăn của học sinh trung học hiện chưa đạt ngưỡng khuyến nghị về năng lượng, sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin, dẫn đến gia tăng tỷ lệ thấp còi.
 
Đáng nói, mức đáp ứng về chất xơ ở hai nhóm lứa tuổi này rất thấp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn (với mức chung là 19,1% ở học sinh tiểu học, 15,9% ở học sinh THCS và 17,6% ở học sinh THPT). Dù là một nước nhiệt đới, rau củ quả rất phong phú nhưng 57% người Việt Nam đang ăn thiếu rau, thừa muối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng thấp, còi ở học sinh trung học. Tỷ lệ gầy còm, thấp còi ở học sinh trung học cơ sở lên tới 35.7% và trung học phổ thông là 25.2% tại khu vực nông thôn. 
 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm TCBP có xu hướng sử dụng tất cả các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP. Nhưng nhóm không TCBP lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường. Theo nghiên cứu, tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh TCBP của học sinh trung học phổ thông lên 1,4 lần. 
 
PGS.TS Trần Thúy Nga, chuyên gia nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết thêm: Trong khi trẻ em ở gia đình thành thị hoặc có điều kiện kinh tế đang nhận được điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục ngày càng đầy đủ, thậm chí có lúc quá mức dư thừa… khiến nhiều trẻ đối diện với nguy cơ TCBP và bệnh tật, kể cả những bệnh tưởng chừng như không hoặc ít xuất hiện ở lứa tuổi học sinh như: tiểu đường, tim mạch, máu nhiễm mỡ…; thì nhiều gia đình nghèo hoặc ở khu vực vùng sâu, vùng xa lại chưa tận dụng tốt các thực phẩm có sẵn như: rau, củ, quả tự trồng, hoặc các sản phẩm từ chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa… để chế biến các món ăn phù hợp cho trẻ. Đồng thời, nhận thức, kiến thức và điều kiện kinh tế hạn chế cũng khiến trẻ em khu vực này đang phải đối diện với tình trạng suy dinh dưỡng.
 
Bởi vậy, PGS.TS Trần Thúy Nga khuyến nghị: Chiến lược theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên và làm cho trẻ có ý thức tự chăm sóc cân nặng của bản thân mình là rất quan trọng. Đặc biệt, nhà trường cần có chính sách tăng cường truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì, sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm, kiểm soát cân nặng.
 
Gia đình, nhà trường và các ban ngành cũng cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ. Chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn. Đồng thời, phải tăng cường hoạt động thể lực, giảm thời gian hoạt động tĩnh tại cho trẻ em cả ở trường và ở nhà.
 
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.