Lòng tham đã khiến Đông ra tay tàn độc

Chia sẻ

VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Đông (trú tại Đan Phượng, Hà Nội) về tội Giết người trong vụ thảm sát cả nhà em ruột ngày 1/9.

Lòng tham đã khiến Đông ra tay tàn độc - ảnh 1
Anh Hiệp (ngoài cùng bên phải, che mặt) trò chuyện với luật sư và phóng viên

 
Không phải do tranh chấp đất
 
Theo cáo trạng, đối tượng Nguyễn Văn Đông (SN 1966, trú tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phương) và ông Nguyễn Văn Hải là hai anh em ruột. Hai người được bố mẹ chia cho hai mảnh đất gần nhau. Năm 2016, ông Hải mua thêm phần đất của gia đình ông Nguyễn Văn Mến (là anh trai cả). Khoảng 20h ngày 29/8, anh Nguyễn Văn Hiệp đến nhà đối tượng Đông thưa chuyện mấy hôm nữa gia đình anh sẽ xây nhà trên thửa đất mua của nhà ông Mến thì bị Đông đuổi về. Cho rằng mâu thuẫn giữa hai gia đình xuất phát từ anh Hiệp và mẹ anh – bà Doãn Thị Việt nên Đông đã nảy sinh ý định giết chết hai người để trả thù. Khoảng 7h30 ngày 1/9/2019, đối tượng Đông mang theo dao sang nhà em trai để truy sát, khiến ông Hải và con gái là chị Bắc (chị gái anh Hiệp) tử vong tại chỗ, cháu My (con gái anh Hiệp) và bà Việt tử vong tại bệnh viện. Chị Nhung (vợ anh Hiệp) được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
 
Hai tháng sau khi vụ án thảm sát xảy ra, anh Hiệp vẫn còn bàng hoàng, sợ hãi. Vợ chồng anh đã chuyển sang ở nhờ nhà bố mẹ vợ để thuận tiện chăm sóc cho vợ, đồng thời giúp ổn định tâm lý. Tuy nhiên, những thông tin không đúng mà dư luận đã xôn xao trong thời gian qua về nguyên nhân vụ thảm sát càng xoáy sâu vào nỗi đau của gia đình anh, khiến anh bị hàng xóm láng giềng hiểu nhầm và chỉ trích. Nhiều người còn trách móc gia đình anh tham 0,5m đất ranh giới mà đẩy đối tượng Đông vào bước đường cùng.  Sợ vợ bất an, anh không cho tiếp xúc với mạng internet hoặc facebook nhiều. Đồng thời, anh nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh và gia đình và lên tiếng về bản chất vụ việc. 
 
Tại văn phòng luật sư, anh Hiệp khẳng định, gia đình anh và đối tượng Nguyễn Văn Đông không có mâu thuẫn gì liên quan đến đất đai như lời đồn thổi. Khi ông Mến muốn bán phần đất của mình, ông Đông tìm người môi giới bán đất hưởng phần trăm hoa hồng. Trong khi đó, mẹ anh bàn với bố anh mua lại mảnh đất đó để sau này xây nhà cho con trai ra ở riêng. Ông Mến đồng ý bán cho gia đình anh với giá 900 triệu đồng. Ông Đông nghĩ em dâu và cháu trai lấy mất mối làm ăn, khiến ông môi giới không thành nên đã tỏ thái độ bực bội, khó chịu. Có lần, do bờ tường rào hư hỏng, gia đình anh đã tiến hành sửa chữa, ông Đông đã ra bóp cổ mẹ anh, dọa giết cả nhà. Từ đó về sau, hai gia đình không có xung đột gì lớn nữa.
 
Anh Hiệp đưa ra một tập giấy tờ có đủ chữ ký của ông bà nội anh, bố mẹ và các bác ruột để chứng minh không có tranh chấp nào giữa hai gia đình đến mức trầm trọng. “Về đất thổ cư, ba mảnh đất của bác Đông, bố tôi và bác Mến (đã bán lại cho nhà anh Hiệp) dù đã được ông bà nội chia trên thực tế nhưng hiện sổ đỏ đang đứng tên ông nội tôi, bác Đông hiện đang cất giữ sổ đỏ. Về đất nông nghiệp, đã có giấy tờ ghi rõ phần của ông nội sẽ cho con trai bác Đông, còn của bà nội sẽ cho tôi. Hiện phần đất ấy bà nội tôi đòi nên gia đình tôi đã trả lại, có biên bản kèm theo và đang được một bác gái khác canh tác” - anh Hiệp nói. Anh Hiệp cũng khẳng định không hề có tranh chấp 0,5m đất chạy dọc phần đất mà bố anh (ông Nguyễn Văn Hải) mua của bác ruột. 
Tránh gây thêm nỗi đau cho gia đình bị hại
 
Thực chất, khi lên kế hoạch xây nhà trên phần đất này, để tránh va chạm và thuận lợi cho việc xây dựng, gia đình anh Hiệp đã xây lùi đất nhà mình cách tường (ranh giới đất nhà ông Đông) từ 0,5-0,8m. “Chỉ vì những hậm hực, ghen ghét ở trong lòng mà bác Đông ra tay sát hại gia đình tôi quá dã man, việc làm đó không thể chấp nhận được. Tôi mong pháp luật xử đúng người, đúng tội” - anh Hiệp nói.
 
Anh Hiệp cũng cho biết thêm, hiện vợ anh - chị Đỗ Thị Hồng Nhung (SN 1994), nạn nhân may mắn sống sót sau vụ thảm sát, đã được về nhà sau gần 1 tháng cấp cứu ở bệnh viện với nhiều vết thương ở đầu, vai, cánh tay… Khi ở bệnh viện, vợ anh liên tục hỏi đến con gái nhưng ai cũng giấu. Đến khi chị đã ổn định tâm lý, anh mới kể sự thật. “Lúc đó, cô ấy vô cùng đau đớn, hoảng loạn. Có những đêm, đang ngủ, cô ấy giật mình tỉnh dậy gọi tên con và khóc” - anh Hiệp nuốt nước mắt kể.
 
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại cho rằng, vụ thảm sát có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều tình tiết tăng nặng như: hành vi côn đồ, man rợ, giết nhiều người, giết phụ nữ và trẻ em, chuẩn bị sẵn hung khí để thực hiện hành vi đến cùng… “Việc đưa thông tin không đúng sự thật đã khiến cho gia đình anh Hiệp vừa là bị hại vừa chịu búa rìu dư luận, khiến mọi người hiểu nhầm, đổ lỗi. Do đó, các cơ quan chức năng cần xác định rõ về nguyên nhân mâu thuẫn, tránh gây thêm nỗi đau cho gia đình bị hại” - luật sư Hùng cho biết.
 
Hồng Nhung 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.