Tái diễn chiêu trò “tặng quà để bán hàng kém chất lượng”

Chia sẻ
Thời gian gần đây, báo Phụ nữ Thủ đô liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về việc tái diễn tình trạng các “công ty ma” hoạt động dưới hình thức hội thảo giới thiệu sản phẩm nhưng thực chất là bán hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để trục lợi bất chính. Nhờ báo Phụ nữ Thủ đô thường xuyên có bài viết cảnh báo về chiêu trò này, người dân đã nâng cao cảnh giác nên không bị mắc lừa. Tuy nhiên, điều đáng nói là chính quyền một số địa phương đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngang nhiên thực hiện hoạt động này.
 
Tái diễn chiêu trò  “tặng quà để bán hàng kém chất lượng” - ảnh 1
Sản phẩm bếp hồng ngoại của Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam chào bán cho khách sau khi khuyến mại vẫn có giá gấp đôi giá trị thực

 
Báo Phụ nữ Thủ đô đã đăng tải các bài viết “Núp bóng tri ân để bán hàng rởm” (tháng 11/2017); “Bị lừa mua thuốc giá cao khi tham gia hội thảo” (tháng 2/2018). Sau một thời gian im ắng, những tháng cuối năm 2019, hoạt động này lại có dấu hiệu tái diễn trở lại. Cụ thể, theo phản ánh của độc giả Nguyễn Hoài Vũ, xã Ngọc Mỹ - Quốc Oai - Hà Nội, ngày 22/10, người dân thôn Phú Mỹ nhận được giấy mời của UBND  xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội) mời đến nhà văn hóa vào hồi 8h ngày 27/10/2019 để nhận quà tặng nhân dịp kỷ niệm ngày Đại Đoàn kết dân tộc. Giấy mời in rất đẹp nhưng chữ viết lại cẩu thả, dập xóa rất lem nhem, phản cảm. Quà tặng gồm: đồng hồ treo tường và thiệp mừng không mất tiền của công ty TNHH Nhật Minh và Hoàng Long.
 
Khi người dân nô nức kéo đến thì mới vỡ lẽ, ai muốn nhận quà thì phải chụp ảnh in vào thiệp mừng, lồng vào khung kính của công ty, phải trả số tiền là 200.000 đồng mới được nhận quà. Người dân la ó phản đối, cho rằng công ty này đến để lừa bịp bởi quà tặng là những mặt hàng kém chất lượng. Hơn nữa, công ty này tính giá ảnh, thiệp mừng và khung kính với giá trên trời. Sau khi bị người dân phản đối, đại diện 2 công ty này đã nhanh chóng lên ô tô để “chạy thoát thân”.
 
Cũng theo ông Vũ, trước đó, 2 công ty này đã về thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ) với chiêu trò trên. Cuối cùng, nhóm người của công ty này cũng phải nhờ đến lực lượng công an giải cứu mới thoát được thân. Do thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các bài viết cảnh báo đăng tải trên báo Phụ nữ Thủ đô nên người dân đã không mắc lừa. Điều đáng nói, trong khi người dân chủ động nâng cao cảnh giác thì các “công ty ma” lại dễ dàng được chính quyền địa phương “cấp phép” hoạt động. Phải chăng, UBND xã Ngọc Mỹ và UBND huyện Quốc Oai đã buông lỏng quản lý, nhắm mắt làm ngơ, tiếp tay cho “công ty ma” tổ chức sự kiện, núp bóng quà tặng nhằm lừa những người dân cả tin.
 
Tương tự, ông Bùi Văn Hiến, tổ 8 phường Gia Thụy, quận Long Biên cũng phản ánh, ngày 16/11/2019, Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam đến tổ 8 phường Gia Thụy - Long Biên tổ chức chương trình truyền thông của công ty, tặng máy lọc nước RO cho tổ dân phố và quảng bá sản phẩm của công ty. Mỗi người dân đến tham dự sự kiện sẽ được tặng một món quà trị giá 30.000 đồng.
 
Cụ thể, tại buổi bán hàng, các sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam được đưa ra chào bán như: đèn pin Ishiba giá 300.000 đồng nhưng được giảm 200.000 nếu người mua nộp ngay 100.000 đồng và nhận giấy hẹn lấy hàng vào sáng hôm sau. Trong khi đó, thực tế giá trị thật mà phóng viên tìm hiểu trên các trang web chỉ 100.000 đồng. Một sản phẩm khác là bếp âm hồng ngoại Karolight, qua lời quảng cáo của nhân viên công ty có giá 4,5 triệu đồng, nhưng khuyến mãi chỉ còn 2,3 triệu đồng và tặng kèm chảo điện đa năng Nirvana trị giá 2,5 triệu đồng. Trong khi cùng mã sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam chào bán tại trang web: touch.vatgia.com có giá 1.099.000 đồng, chảo tặng kèm  có giá là 500.000-700.000 đồng. Điều đáng nói là người dân mua các sản phẩm, nhưng không được nhận hóa đơn hoặc giấy bảo hành, không kịp thử sản phẩm.
 
 Nhận thấy công ty Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam đang thổi phồng giá trị của sản phẩm và có nhiều dấu hiệu lừa đảo, nên người dân đã phản đối kịch liệt và bỏ về, không ai mua sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Ishiba Việt Nam nữa. Biết không lừa được người dân tổ dân phố số 8, người đại diện của công ty tại buổi giới thiệu sản phẩm đã nói những lời thô bạo, xúc phạm khách mời đến dự, coi thường dân. “Trước đó, công ty đã tặng UBND phường Gia Thụy 2 máy lọc nước RO để được phường cho phép xuống các địa bàn tổ chức sự kiện nhằm bán hàng. Phải chăng, UBND phường Gia Thụy đã nhận máy lọc nước rồi nhắm mắt làm ngơ cho doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động, bán hàng kém chất lượng cho người dân với giá trên trời” - ông Hiến bức xúc đặt câu hỏi.
 
Theo nguyên tắc, trước khi đồng ý cho một đơn vị giới thiệu sản phẩm tại địa phương, chính quyền sở tại phải yêu cầu đơn vị đó xuất trình các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, tính hợp pháp của sản phẩm. Trước khi tiến hành quảng cáo ít nhất 2 ngày làm việc, phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được phê duyệt để cơ quan chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết, đồng thời, có trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận. Thực tế, tất cả những sản phẩm được các doanh nghiệp nói trên đem ra chào bán người dân đều không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Trong khi người dân chủ động nâng cao cảnh giác thì việc UBND phường Gia Thụy, UBND xã Ngọc Mỹ dễ dãi trong việc ký và đóng dấu xác nhận, ký giấy mời lại tạo khe hở để các doanh nghiệp này dùng làm căn cứ để lừa bịp người dân.
 
Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong những số báo tiếp theo.
 
Tuệ Liên  

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...