Sức sống mạnh mẽ của phong trào “Ba đảm đang”

Chia sẻ

55 năm đã qua, phong trào“Ba đảm đang” vẫn luôn là dấu ấn chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam. Để có thể hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị mà phong trào mang lại, PV báo Phụ nữ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Tạ Thị Ái Liên, nguyên Chủ t

Bà Tạ Thị Ái LiênBà Tạ Thị Ái Liên

- Được sống trong những tháng ngày diễn ra phong trào “Ba đảm đang”, cảm xúc của bà như thế nào?

- Thời kỳ đầu, khi phong trào “Ba đảm nhiệm” được Trung ương Hội phát động vào năm1965, tôi đang dạy học tại Lạng Sơn. Vì thế, tôi không phải là nhân chứng trực tiếp của phong trào trong thời kỳ đầu diễn ra ở Hà Nội. Nhưng, năm 1970, khi về Hà Tây dạy học tôi có thể cảm nhận được rõ ràng phong trào “Ba đảm đang” thật sôi nổi. Giáo viên chúng tôi ai cũng hăng say rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Chúng tôi còn suy nghĩ, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực như cuộc thi “Bàn tay khéo” để hướng dẫn nữ sinh thực hành các hoạt động phục vụ cuộc sống như làm bánh khúc, bánh trôi, nấu phở… Chúng tôi còn động viên nhau nuôi con khỏe, chăm lo gia đình để chồng yên tâm công tác, chiến đấu. Nhờ đó, nhiều chị em đã vinh dự được Hội LHPN tỉnh Hà Tây (cũ) tặng Giấy chứng nhận “Phụ nữ Ba đảm đang”. Tờ giấy in mực màu tím do đồng chí Hồng Hà lúc đó là Hội trưởng Phụ nữ tỉnh ký. Được nhận giấy chứng nhận, chị em nào cũng phấn khởi, tự hào.

- Bà thường nhớ đến điều gì khi nghĩ về phong trào “Ba đảm đang”?

- Phong trào “Ba đảm đang” không chỉ cổ vũ chị em hăng say cống hiến, mà còn rèn luyện cho chúng tôi nhiều đức tính quý như khiêm tốn, hy sinh, không ngại khó, ngại khổ. Trước khi về Hội Phụ nữ, tôi có thời gian công tác tại Tỉnh ủy. Ngày đó, các tỉnh ủy viên đều đăng ký tham gia sinh hoạt với một chi bộ ở nông thôn để gần dân, sâu sát cơ sở. Dù có chế độ đi xe ô tô nhưng, chúng tôi đều tự đi xuống cơ sở. Nhiều lần họp xong lúc 10 giờ đêm, chị em lại tự đi về.

Đến khi tôi chuyển sang làm công tác phụ nữ, tôi lại tiếp tục được chứng kiến tinh thần hết mình vì việc chung của chị em. Thời đó, đời sống còn rất khó khăn. Bữa cơm của các nhà, 90% là độn khoai tây bi, sắn, bo bo, chỉ có 10% là gạo mà lại là gạo hẩm. Cán bộ phụ nữ chúng tôi, mỗi lần đi công tác lên miền núi lại tranh thủ mua củi rồi chở về trụ sở Hội chia thành từng mô rồi chia đều cho chị em để có cái dùng. Điều cảm động là trong bối cảnh ấy, phong trào nào của Hội phát động cũng vẫn được hội viên tin tưởng. Cán bộ Hội thì hăng say hoạt động, còn hội viên thì tích cực tham gia. Ngày đó, cứ là phụ nữ thì không cần phải kết nạp đều là hội viên phụ nữ và được Hội bảo vệ, chăm lo. Từ thực tiễn hoạt động Hội và sau này được tham gia tổng kết 30 năm, 40 năm phong trào “Ba đảm đang”, tôi thấy rằng, phong trào luôn có sức cuốn hút, động viên tinh thần của chị em phụ nữ ở mọi thời kỳ.

- Trên cương vị của một nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, bà có thể chia sẻ điều gì với lớp cán bộ, hội viên phụ nữ hôm nay?

- Phong trào “Ba đảm đang” ra đời trong thời chiến và đã hoàn thành sứ mệnh vào năm 1975. Khi đất nước hòa bình, tinh thần của phong trào “Ba đảm đang” đã được Trung ương Hội kế thừa, bổ sung và phát động thành các phong trào mới như Phụ nữ thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”… Ở thời kỳ nào, tên gọi của các phong trào, cuộc vận động tuy khác nhau nhưng tổ chức Hội đều có chung mục tiêu là nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ; động viên chị em đảm đang ra sức thi đua, phát huy tiềm năng, trí tuệ của phụ nữ. Tôi tin rằng, các chị em cán bộ hôm nay, với tinh thần, khí thế của phong trào “Ba đảm đang” năm xưa sẽ tiếp tục lập được nhiều thành tích đáng tự hào.

- Xin cảm ơn bà!

Hoàng Lan (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

 Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

(PNTĐ) -Sinh năm 1983, là một người vừa có đam mê vừa có “năng khiếu” trong công tác tham mưu. 10 năm qua, Thiếu tá Trần Thị Minh, cán bộ Đội Tham mưu Cảnh sát, Phòng Tham mưu, CATP Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để đạt được nhiều thành tích trong công tác cũng như các hoạt động phong trào của Hội Phụ nữ Công an TP Hà Nội.
Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

(PNTĐ) -Họ là những nữ nghệ nhân không chỉ mang trong mình ước mơ “giữ lửa” nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới. Dưới đây là một số gương nghệ nhân tiêu biểu được Hội LHPN Hà Nội vinh danh trong chương trình “Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân làng nghề và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống” thành phố Hà Nội năm 2023.
Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

(PNTĐ) -Chị Nguyễn Thị Lan Hương, sinh năm 1965 đã có “thâm niên” 23 năm làm Tổ trưởng tổ phụ nữ số 13 kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. 23 năm “vác tù và hàng tổng” nhưng chị không thấy mỏi mệt mà ngược lại càng mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.