Đảm bảo môi trường an toàn, sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại

Chia sẻ

Thực hiện Quyết định của UBND TP Hà Nội, học sinh trên toàn TP đang trải qua tuần nghỉ học thứ 4 để thực hiện phòng, tránh dịch bệnh Covid-19. Báo Phụ nữ Thủ đô có cuộc phỏng vấn ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về công

Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiÔng Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Xin ông cho biết, đến nay công tác vệ sinh, khử khuẩn; triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong trường học đã được tiến hành như thế nào?

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, trong thời gian học sinh tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã phối hợp với cơ quan y tế và các đơn vị có liên quan tại địa phương tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc khử khuẩn cho tất cả các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn, bao gồm cả nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Tính từ đầu tháng 2 đến nay, 100% các trường học trên địa bàn toàn TP đã được sát khuẩn và khử khuẩn 4 đợt. Việc làm vệ sinh trường học và sát khuẩn sẽ tiếp tục được các nhà trường thực hiện hàng ngày sau khi học sinh đi học trở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Xem xét tình hình dịch bệnh để cho học sinh đi học trở lại

Chiều ngày 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 báo cáo tình hình chống dịch. Liên quan đến việc đi học của học sinh, sinh viên. Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, không được chủ quan, coi việc chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung ở các cấp, các ngành, địa phương. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành sớm ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để giữ ổn định các mặt đời sống xã hội. Thường trực Chính phủ không phản đối khung chương trình học của Bộ GĐ-ĐT, yêu cầu xem xét tình hình dịch bệnh vào phiên họp sau để có quyết định cuối cùng việc học sinh đi học trở lại.

Cùng với đó, Sở cũng yêu cầu các nhà trường thực hiện theo văn bản hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch liên ngành Y tế, GD-ĐT, LĐ-TBXH. Cụ thể, khi học sinh đi học trở lại, các trường phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên như nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Đối với nhà trường có dịch vụ đưa đón học sinh phải vệ sinh khử khuẩn ô tô và có dung dịch sát khuẩn tay nhanh gắn ở vị trí lên xuống xe, chuẩn bị khẩu trang y tế. Nhà trường cũng phải đảm bảo đủ nước uống cho học sinh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn. Các lớp học phải đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông gió tự nhiên. Giáo viên phối hợp với các phụ huynh theo dõi sức khỏe của học sinh hàng ngày. Đặc biệt, khi học sinh trở lại trường, để phòng tránh dịch bệnh, các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, hoạt động ngoại khóa, không chào cờ tập trung toàn trường, chỉ tổ chức chào cờ tại lớp học, hạn chế hoạt động có sự tham gia của nhiều lớp.

Vừa qua, trong thời gian tạm nghỉ học, một số trường ở nội thành đã triển khai dạy trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên, hình thức này lại chưa phù hợp triển khai ở khu vực ngoại thành… khiến nhiều cha mẹ lo lắng con em bị chậm chương trình so với học sinh ở nội thành. Sở có chỉ đạo gì về việc này?

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, cha mẹ hãy an tâm, tin tưởng cho con đi học trở lạiTheo lãnh đạo Sở GD-ĐT, cha mẹ hãy an tâm, tin tưởng cho con đi học trở lại

Trong các văn bản gửi Phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã và các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn trong thời gian học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo công tác phòng tránh dịch Covid-19, Sở đã yêu cầu các đơn vị có kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập. Với những trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, hình thức dạy online hay qua các ứng dụng công nghệ thông tin, video clip bài giảng… đã chứng tỏ tính ưu việt nhất định. Song, đây không phải là phương thức ôn tập duy nhất.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT xây dựng hệ thống học tập trực tuyến (Hanoi Study) cho học sinh Hà Nội. Sau thời gian triển khai thử nghiệm, từ ngày 20/02/2020, Sở GD-ĐT Hà Nội mở rộng triển khai hệ thống Hanoi Study đến tất cả các trường THCS trên toàn TP, cho phép học sinh khối 8, 9 tham gia học trực tuyến các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai học trực tuyến cho học sinh lớp 11, 12.

Dù là dưới hình thức nào thì việc học này cũng chỉ nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức, không phải là dạy trước chương trình. Khi có quyết định của UBND TP, học sinh sẽ đi học trở lại, nối tiếp các nội dung kế hoạch học kỳ 2 theo khung thời gian mới được điều chỉnh, đảm bảo đúng, đủ chương trình học theo quy định.

Vậy, Sở GD-ĐT có chỉ đạo như thế nào đối với các trường trong việc tổ chức học bù cho học sinh sau khi các em đi học trở lại? Việc phải tạm nghỉ học trong thời gian dài có ảnh hưởng nhiều thời điểm kết thúc năm học của học sinh Hà Nội không?

Giống như nhiều tỉnh thành khác, học sinh Hà Nội đã có 4 tuần nghỉ học để phòng chống dịch. Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thời gian kết thúc năm học 2019 - 2020 sẽ là trước ngày 30/6/2020 (thời gian kết thúc năm học 2019 - 2020 theo kế hoạch đầu năm học là trước ngày 31/5 hàng năm). Học sinh sẽ có đầy đủ thời gian để học tập, hoàn thành chương trình, nội dung giáo dục và các hoạt động khác theo quy định của Bộ GD-ĐT mà không phải tổ chức học bù kiến thức.

Việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS sẽ được điều chỉnh cho phù hợp sau khi các trường hoàn thành chương trình dạy học theo quy định.

Riêng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ không diễn ra vào thời điểm 1-2/6/2020 như dự kiến. Thay vào đó, căn cứ vào thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 của Bộ đã điều chỉnh, Sở sẽ tham mưu UBND TP ban hành văn bản điều chỉnh kế hoạch thời gian tổ chức kỳ thi cho phù hợp. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội được tổ chức sau khi học sinh đã học đầy đủ và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

Cuối cùng, ông có chia sẻ gì với các phụ huynh vào thời điểm các em đi học trở lại?

Dịch bệnh là bất thường, không ai mong muốn.Vừa qua, việc phải tạm nghỉ học kéo dài chắc chắn gây xáo trộn tới nếp học cũng như sinh hoạt của học sinh và gia đình các em. Trước tiên, tôi xin cảm ơn các bậc cha mẹ học sinh, các gia đình đã thấu hiểu và đồng hành cùng ngành giáo dục, phối hợp quản lý con em trong thời gian các em nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh Covid-19.

quan trọng nhất, khi các em đi học trở lại, ngành giáo dục cũng sẽ luôn nỗ lực thực hiện các biện pháp để đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối để cha mẹ có thể an tâm khi con em trở lại trường. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch. Tôi mong cha mẹ học sinh phối hợp cùng các nhà trường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con em, tự kiểm tra thân nhiệt con em hàng ngày. Khi con em có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (ho, sốt, khó thở...) cần nghỉ học, thông báo cho nhà trường, trạm y tế nơi đang ở và đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Xin cảm ơn ông.

Hoàng Lan (thực hiện)

Điều chỉnh 4 mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020

4 mốc thời gian được điều chỉnh theo công bố chính thức của Bộ GD-ĐT là: Thời gian kết thúc năm học; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở; hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, và đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Bộ GD-ĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:

1. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.

2. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.

3. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.

4. Thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020. Căn cứ vào các mốc thời gian nêu trên, các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học 2020-2021.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn; xem xét, quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia của cả nước.

P.V

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…