Ứng xử khi chồng thất nghiệp

Chia sẻ

Đàn ông thất nghiệp sẽ phải đối diện với nhiều áp lực bởi vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình. Ứng xử thế nào khi chồng thất nghiệp để gia đình không bị xáo trộn, vợ chồng vẫn hạnh phúc là điều mà không phải ai cũng làm được.

Xốc lại tinh thần cho chồng

Đang có việc làm, thu nhập ổn định bỗng nhiên rơi vào cảnh thất nghiệp là một cú sốc lớn đối với nam giới, đặc biệt là người đã có gia đình, đang phải gánh vác trọng trách trụ cột kinh tế gia đình. Vì thế việc người vợ xốc lại tinh thần cho chồng trong thời điểm này là rất cần thiết. Nó sẽ là động lực để người chồng nhanh chóng lấy lại thăng bằng, đối diện với hiện thực để có phương án, kế hoạch tìm công việc mới.

Xốc lại tinh thần cho chồng khi thất nghiệp là điều đầu tiên người vợ cần làmXốc lại tinh thần cho chồng khi thất nghiệp là điều đầu tiên người vợ cần làm (Ảnh: minh họa)

Chị Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) nhớ lại thời gian 2 năm xốc lại tinh thần cho chồng khi anh rơi vào cảnh thất nghiệp bởi doanh nghiệp bị sát nhập, dôi dư lao động cho nghỉ việc hàng loạt nhân viên. Anh rơi vào khủng hoảng tinh thần, chán nản lấy rượu bia giải sầu. Ngày nào anh cũng ra ngoài tìm bạn bè để uống bia, uống say túy lúy mới về nhà. Có những hôm chứng kiến cảnh chồng say rượu ngồi khóc như một đứa trẻ con, rồi bảo mình vô dụng không làm ra tiền để nuôi vợ con, khiến vợ con phải sống khổ sở mà chị ứa nước mắt. Chị hiểu chồng thương yêu và lo lắng cho gia đình nên anh dằn vặt khi không còn khả năng thực hiện điều đó. Anh thấy có lỗi, bất lực không biết làm thế nào để đứng lên. Chị vừa đối diện với việc nguồn thu nhập chính bị mất, lại vừa tìm cách xốc lại tinh thần cho chồng.

- Biết chồng buồn nên tôi không bao giờ phàn nàn chuyện anh ấy thất nghiệp không làm ra tiền. Trước đây bận con cái tôi chỉ quan tâm anh ấy được một thì bây giờ tôi phải sắp xếp để quan tâm anh ấy nhiều hơn. Mỗi ngày nấu ăn, tôi đều hỏi anh ấy thích ăn gì và đều cố gắng nấu những món anh ưu thích để thể hiện sự quan tâm tới anh ấy. Giờ anh có thời gian rảnh nên ngày nghỉ là tôi rủ anh ấy đi đây đó, lúc thì thăm bố mẹ hai bên, lúc đưa cả nhà ra ngoại thành chơi thư giãn. Tuy vậy, thời gian đầu anh đều không hợp tác, lúc nào cũng gắt gỏng, chửi bới vợ con. Mỗi lần như thế, tôi đều cố gắng nhẫn nhịn, nhẹ nhàng, dần dần anh ấy bình tâm trở lại. Trong hai năm đó, mẹ con tôi thật sự rất vất vả với anh nhưng không bao giờ đổ lỗi hay trách cứ anh điều gì. Có lẽ nhờ vậy mà cuối cùng anh cũng thoát ra được, để đi tìm việc làm và sống trách nhiệm trở lại - chị Hồng kể.

 Khéo léo chuyển vai trò trong gia đình

Chị Nhung (Bạch Mai, Hà Nội) lại có cách ứng xử khi chồng thất nghiệp bằng cách lợi dụng ưu điểm của chồng trong gia đình trước đây để giúp anh không tự ti trong thời gian không có việc làm. Anh Lê là người kiếm tiền giỏi nhưng cũng rất khéo việc nấu ăn. Anh có sở thích là nấu những món ăn ngon cho người thân thưởng thức. Do đó dù bận công việc thế nào, anh cũng sắp xếp thời gian để thỉnh thoảng vào bếp nấu nướng cho vợ con đổi món. Hai vợ chồng cùng đi làm, công việc của chị không thu nhập cao bằng anh, lại có nhiều thời gian dành cho gia đình nên việc nấu nướng dọn dẹp trong gia đình đều do chị làm. Anh chỉ phụ giúp vợ những lúc rảnh rỗi.


Khéo léo kéo chồng chia sẻ công việc nhà khi vợ bận rộn cũng giúp chồng thấy mình Khéo léo kéo chồng chia sẻ công việc nhà khi vợ bận rộn cũng giúp chồng thấy mình "có ích" khi thất ngiệp (Ảnh: minh họa)

Anh Lê làm dự án cho một tổ chức phi chính phủ. Công việc đang bình thường thì tổ chức này dừng hoạt động khiến anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau đó, anh cũng nộp hồ sơ xin việc vào một số đơn vị khác nhưng chỗ thì lương quá thấp, chỗ không phù hợp với năng lực của anh nên bắt buộc anh phải tiếp tục chờ đợi những cơ hội tìm việc khác.

Trong thời gian chờ đợi đó, anh cũng bị khủng hoảng tâm lý không ít, sống tự ti khép kín, cáu giận con vô cớ. Biết tâm lý của chồng nên chị Nhung khéo léo nhờ chồng quán xuyến cho mình việc nấu nướng hàng ngày. Biết anh thích nấu cho vợ con ăn nên chị cứ luôn miệng kêu thích ăn món này, món khác để anh kêu anh vào bếp làm cho cả nhà ăn. Mẹ con chị vừa được ăn ngon, bọn trẻ được gần gũi bố nên rất thích, chúng đi học về đến nhà là í ới quấn quýt với bố không rời. Mỗi lúc vào bữa ăn, chị và các con không ngừng khen món anh nấu.

Cả nhà còn lên kế hoạch bố làm bữa trưa sẵn cho mấy mẹ con mang đi ăn vừa ngon vừa an toàn. Cứ thế, anh bận rộn chuyện nấu ăn cho vợ con, quên đi nỗi buồn thất nghiệp. Chồng nghỉ việc, chị buộc phải làm thêm để bù vào chi phí thiếu hụt hàng tháng, chuyện quán xuyến đưa đón con đi học, nấu nướng, chị nhờ anh giúp mình. Cả hai thỏa thuận tạm thời như thế một thời gian, sau này anh tìm được việc thì mọi thứ lại trở lại như xưa. Nhờ thế, chồng chị không cảm thấy tự ti mà còn hết lòng giúp đỡ vợ con. Thậm chí sau thời gian ở nhà đảm nhiệm việc nội trợ, đưa đón con đi học, anh còn hiểu và thương vợ hơn, bởi những việc này vất vả không kém. Trước đây, anh không hiểu cứ cho nó nhẹ nhàng nên cứ phó thác hết cho vợ, chỉ lo kiếm tiền là chính. Bây giờ anh việc đó rất cần sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng.

Chị Nhung bảo không ngờ việc chồng thất nghiệp lại là cơ hội để vợ chồng hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn trong cuộc sống. Hạnh phúc gia đình theo đó cũng ấm áp hơn.

 Bình tĩnh đối diện với sự tụt giảm tài chính của gia đình

Đa số các gia đình, người chồng vẫn là trụ cột kinh tế. Vì thế việc chồng thất nghiệp đồng nghĩa với việc gia đình sẽ phải đối diện với tài chính bị thiếu hụt. Nếu trong gia đình chỉ có một mình người chồng đi làm thì sẽ rất khó khăn nếu như chồng thất nghiệp. Trường hợp cả hai cùng đi làm sẽ bớt khó khăn một một chút nhưng cũng nan giải nếu như thu nhập của người vợ không nhiều, từ trước đến nay nguồn thu nhập chồng mang về vẫn chiếm chủ yếu. Do đó, việc bình tĩnh để đối diện với tụt giảm tài chính trong gia đình là rất cần thiết với cả vợ chồng, đặc biệt là người vợ.

Bởi thực tế, có không ít người vợ đã rơi vào khủng hoảng khi chồng không làm ra tiền, đáp ứng chi tiêu trong gia đình, và chi tiêu riêng dành cá nhân của mình đã nảy sinh ra các hành vi tiêu cực. Họ không ngừng chỉ trích, đay nghiến khi chồng khi phát sinh các khoản nợ nần kể từ ngày chồng thất nghiệp. Chính sự không chia sẻ, đổ lỗi trở lại này đã đẩy chồng càng bi quan, chán nản hơn. Trên hết, người vợ phải đối diện với thực tế tài chính trong gia đình đầu tiên khi chồng thất nghiệp. Việc chi tiêu cần cân đối lại, chỉ tập trung cho những chi tiêu thiết yếu trong gia đình, nhu cầu mua sắm, giải trí, du lịch trước đây nên tiết giảm. Thay vì đổ lỗi cho sự thiếu hụt tài chính do chồng không có việc làm thì người vợ cần chung tay để giải quyết vấn đề mà gia đình gặp phải. Nếu trước đây, chồng làm kinh tế vợ ở nhà không đi làm thì nay người vợ cũng phải lên kế hoạch tìm việc làm để thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Cuộc sống hiện đại, vợ chồng đều bình đẳng trong các chức năng, nhiệm vụ trong gia đình. Thay vì chỉ đặt áp lực kinh tế lên một mình người chồng thì nhiều người vợ cũng đã đi làm, chia sẻ bớt ap lực kinh tế cho chồng. Thậm chí có nhiều người vợ còn là trụ cốt kinh tế thay người chồng. Tuy nhiên, do quan niệm và định kiến vẫn còn nặng nề về vai trò làm kinh tế của người chồng nên khi họ lâm vào cảnh thất nghiệp phải đối diện với áp lực rất lớn. Trên hết, họ cần sự thấu hiểu và chia sẻ từ bạn đời rất lớn. Nếu người vợ biết cách ứng xử, giúp đỡ, thấu hiểu và động viên chồng khi họ đang ở trong giai đoạn khó khăn thì không chỉ giúp chồng nhanh chóng lấy lại tinh thần, tìm việc trở lại, mà còn giúp gia đình tránh được cảnh đảo lộn khi chồng thất nghiệp. Hạnh phúc gia đình theo đó ít bị ảnh hưởng, và nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn.

 Đức Lâm  

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.