Gánh “giang sơn” nhà chồng

Chia sẻ

Nghe tin anh chị ly hôn, nhiều người giật mình bởi họ là cặp vợ chồng ai nhìn vào cũng thầm mơ ước. Cả vợ lẫn chồng đều giỏi giang thành đạt trong công việc, kinh tế ổn định, con gái đủ nếp tẻ, ngoan ngoãn, học giỏi. Vậy mà...

Gánh “giang sơn” nhà chồng - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Bất cứ ai hỏi lý do vì sao vợ chồng ly hôn, anh chỉ nói một câu: “Vì vợ không chịu gánh “giang sơn” nhà chồng”. Chị thì bảo “anh gia trưởng áp đặt gánh nặng vô lý cho vợ”. Họ chia tay bởi sự không chia sẻ, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nhau.

Chị làm trưởng phòng maketing của một doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam. Anh làm trưởng phòng đào tạo của một trường đại học. Chị là con gái thành phố, anh xuất thân từ gia đình nông thôn. Những khác biệt về lối sống ấy được họ bỏ qua tất cả khi yêu nhau để tiến tới hôn nhân. Nhưng khi về sống cùng nhau, chị mới thấy nhiều sự khác biệt từ anh. Anh ràng buộc vợ vào nhiều nghĩa vụ với gia đình chồng. Những nghĩa vụ mà theo chị là không đến lượt mình phải gánh. Vì vậy, chị không chấp nhận và đứng ngoài những nghĩa vụ đó. Anh là con trưởng lại mang trọng trách “tộc trưởng” của chi họ. Họ hàng ở quê cứ nhìn vào “anh tộc trưởng” thành đạt sống ở thành phố nên công to việc lớn gì của họ hàng đều giao cho anh giải quyết. Trong họ tộc, mấy đứa cháu học hết lớp 12, muốn ra thành phố kiếm việc làm là lập tức gọi cho anh giao phó trách nhiệm. Năm nào, nhà thờ họ cần mua sắm, tu sửa cái gì, phần tài chính sẽ được giao cho anh đảm nhận phần nhiều. Trong họ hàng, ai ốm đau phải đi bệnh viện chữa trị, họ lại gọi “anh tộc trưởng” nhờ vả các mối quen biết để giúp đỡ. Cứ thế, trăm thứ việc của họ hàng, anh đều phải có trách nhiệm. Anh giải quyết đến đâu cũng được nhưng nhất định không được đứng ngoài cuộc.

Chị không bằng lòng với những việc anh làm, cũng chẳng thích cái sự “lợi dụng, ỷ lại” của họ hàng nhà chồng. Chị bảo, việc khó mới nhờ, việc nhỏ thì mọi người phải tự giải quyết, trách nhiệm của chị là lo cho gia đình mình, cho bố mẹ chồng, còn lại sẽ không gánh vác thêm. Vì vậy, mỗi lần anh bảo chị xem có xin việc được cho mấy đứa cháu họ không, chị bảo thẳng là không. Hay, anh đề nghị chị ủng hộ kinh tế cho họ hàng xây sửa nhà thờ ở quê, chị bảo sẽ đóng góp bình đẳng giống như mọi người và tuyệt đối không làm “nhà tài trợ chính”. Ai vay mượn gì, chị bảo cứ làm thủ tục vay ngân hàng, khó khăn quá sẽ cho vay tiền lãi trả hàng tháng, chứ chị không có tiền gốc cho vay. Chị bảo làm thế để họ có trách nhiệm trả nợ, vì ai cũng nghĩ nhà chị có tiền, vay xong chây ì không ai chịu trả. Trong khi đó, chị cũng phải vất vả mới kiếm được tiền. Trong mọi khả năng giúp đỡ, giải quyết mọi chuyện, chị đều có tiềm lực hơn anh. Nhưng, chị không chịu “gánh vác” những chuyện đó.Vợ chồng chị lục đục vì vấn đề này không biết bao nhiêu lần.

Kính mời bạn đọc gửi bài tham dự. Bài dự thi gửi về báo Phụ nữ Thủ đô-số 7 Tôn Thất Thuyết-Cầu Giấy-Hà Nội, trên phong bì ghi rõ Bài tham dự cuộc thi viết “Các vấn đề về gia đình thời nay”. Hoặc email: baophunuthudo @gmail.com. Bài dự thi ghi rõ tên thật, địa chỉ, số điện thoại, số CMND, email để tòa soạn liên hệ.

 Sau những lần mâu thuẫn cãi vã liên quan đến chuyện gánh vác “giang sơn” nhà chồng, anh bảo vợ sống ích kỷ hẹp hòi, chị bảo anh đa mang làm khổ vợ con. Cái tôi của ai cũng lớn khiến cho vợ chồng không còn tiếng nói chung. Họ xa nhau dần trong quan điểm sống, tình cảm theo đó nhạt phai. Một ngày, họ kết thúc mọi mâu thuẫn bằng lá đơn ly hôn. Ai cũng có lý do để giải thoát khỏi cuộc hôn nhân mà lẽ ra vốn dĩ sẽ rất hạnh phúc. Chỉ khổ hai đứa trẻ, chúng vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao gia đình lại tan vỡ, vì sao chị em chúng sao lại phải sống cảnh chia ly.

Họ hàng anh biết chuyện đều bảo anh quyết định đúng vì phụ nữ lấy chồng mà không chịu gánh vác “giang sơn” nhà chồng thì... vứt. Phần gia đình chị cũng cho rằng con gái ly hôn là đúng đắn, bởi chẳng ai làm dâu mà phải đi gánh cả “giang sơn” nhà chồng cả đời.

Lê Thị Thắm (Hà Tĩnh)

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.