Hiến máu an toàn, đừng ngại Covid-19

Chia sẻ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nhấn mạnh: “Trong thời điểm phòng chống dịch, rất cần phải bảo vệ sức khỏe bản thân, nhưng chúng ta cũng cần nghĩ đến sức khỏe cộng đồng bằng việc tham gia hiến máu".

Ngay sau Tết, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, ứng phó với nguy cơ thiếu máu, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, các bệnh viện đã phát động phong trào hiến máu tình nguyện, thu hút đông đảo lượng người là cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành tham gia hiến máu. 

Việc hiến máu thì hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và đặc biệt là trong khi mà chúng ta cần giữ sức khỏe, sức đề kháng để phục vụ cho công tác chống dịch. Thì việc mỗi người hiến 1 đơn vị máu hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức đề kháng của con người”, Thứ trưởng Sơn cũng kêu gọi các tập thể, cá nhân tích cực hiến máu.Việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và đặc biệt trong khi mà chúng ta cần giữ sức khỏe, sức đề kháng để phục vụ cho công tác chống dịch. Thì việc mỗi người hiến 1 đơn vị máu hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức đề kháng của con người”, Thứ trưởng Sơn cũng kêu gọi các tập thể, cá nhân tích cực hiến máu. (Ảnh: Công Thắng)

Tuy nhiên, mới đây khi cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước sang giai đoạn 2 với khởi phát là ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu. Thách thức đặt ra cho các cơ sở y tế nước ta là làm sao vừa chống dịch an toàn lại vừa đẩy mạnh hoạt động hiến máu để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho điều trị.

TS.BS. Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch giai đoạn 2, cùng với sự vắng vẻ ở các nơi công cộng thì các điểm hiến máu cũng thưa thớt người đến. Nhiều đơn vị đã có kế hoạch tổ chức hiến máu trong tháng 3 đều đã thông báo hoãn lịch hiến máu và khả năng sẽ còn tiếp tục hoãn. Từ ngày 7/3 đến nay, đã có 70 lịch hiến máu với khoảng 12.000 đơn vị máu trong tháng 3 bị hoãn. Lần đầu tiên trong Tháng Thanh niên có nguy cơ thiếu máu.

TS. Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW đã hiến tiểu cầu từ ngày 10/3 – ngay sau khi nhận tin hàng chục lịch hiến máu trong tháng 3 bị hoãn. TS. Khạnh chia sẻ: “Hơn lúc nào hết, người bệnh rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ của các nhà quản lý và cộng đồng tiếp tục chung tay hiến tặng những đơn vị máu quý giá. Khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống COVID-19, một số đơn vị lên lịch tổ chức hiến máu trong tháng 3 đã thông báo hoãn lịch hiến máu. Nguồn người hiến máu có thể giảm trong khi nhu cầu máu thì không thay đổi”.TS. Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW đã hiến tiểu cầu từ ngày 10/3 – ngay sau khi nhận tin hàng chục lịch hiến máu trong tháng 3 bị hoãn. TS. Khạnh chia sẻ: “Hơn lúc nào hết, người bệnh rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ của các nhà quản lý và cộng đồng tiếp tục chung tay hiến tặng những đơn vị máu quý giá. Khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống COVID-19, một số đơn vị lên lịch tổ chức hiến máu trong tháng 3 đã thông báo hoãn lịch hiến máu. Nguồn người hiến máu có thể giảm trong khi nhu cầu máu thì không thay đổi”. (Ảnh: Công Thắng)

TS. Khánh cũng chia sẻ phương châm được Viện áp dụng trong công tác tổ chức hiến máu dịp này là “HIẾN MÁU AN TOÀN – ĐỪNG NGẠI COVID”, Viện sẽ đảm bảo công tác tiếp nhận và cung cấp máu trong thời điểm chống dịch với tiêu chí 3A: đó là An toàn cho người hiến máu, An toàn cho người bệnh nhận máu và An toàn cho nhân viên y tế”.

Hơn 20 lần hiến máu và tiểu cầu, anh Nguyễn Huy Hoàng (Tương Mai, Hà Nội) đã là người bạn quen thuộc của Viện mỗi khi có người bệnh cần. Do thời gian hiến tiểu cầu lâu hơn (khoảng 1 tiếng), anh Hoàng còn tranh thủ mở laptop tư vấn cho khách hàng. Anh bảo dịch COVID nên đi đâu cũng ngại, nhưng người bệnh cần là đến thôi.Hơn 20 lần hiến máu và tiểu cầu, anh Nguyễn Huy Hoàng (Tương Mai, Hà Nội) đã là người bạn quen thuộc của Viện mỗi khi có người bệnh cần. Do thời gian hiến tiểu cầu lâu hơn (khoảng 1 tiếng), anh Hoàng còn tranh thủ mở laptop tư vấn cho khách hàng. Anh bảo dịch COVID nên đi đâu cũng ngại, nhưng người bệnh cần là đến thôi. (Ảnh: Công Thắng)

Trước nguy cơ thiếu máu phục vụ công tác điều trị bệnh nhân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đã chỉ đạo: "Bên cạnh công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện sử dụng máu lập kế hoạch sử dụng máu và chế phẩm máu tiết kiệm, hợp lý trong các trường hợp cần truyền máu và chế phẩm máu, đảm bảo an toàn người bệnh trong truyền máu; đồng thời phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân tham gia hiến máu".

“Chỉ cần Viện kêu gọi thiếu máu, chúng tôi luôn sẵn sàng”, đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Nam và các bạn khi nghe thông tin dịch bệnh COVID bùng phát, máu lại khan hiếm. Cả nhóm của xưởng nội thất Ngọc Đức đã nghỉ làm, nhanh chóng di chuyển từ Hưng Yên đến Viện để tham gia hiến máu.“Chỉ cần Viện kêu gọi thiếu máu, chúng tôi luôn sẵn sàng”, đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Nam và các bạn khi nghe thông tin dịch bệnh COVID bùng phát, máu lại khan hiếm. Cả nhóm của xưởng nội thất Ngọc Đức đã nghỉ làm, nhanh chóng di chuyển từ Hưng Yên đến Viện để tham gia hiến máu. (Ảnh: Công Thắng)

Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu chống dịch, Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các nhà quản lý và cộng đồng tiếp tục chung sức, đồng lòng tham gia hiến máu để đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh cần máu. Mỗi người dân có nhiều cách để thể hiện tinh thần với Tổ quốc. Có người hy sinh hạnh phúc cá nhân, quên mình nơi biên giới hải đảo, giữ gìn từng tấc đất cho Tổ quốc. Có người dành cả thanh xuân để học tập, ghi danh Tổ quốc trên những bảng vàng quốc tế. Nhưng với toàn thể người dân Việt Nam tại thời điểm này, tình yêu nước được thể hiện bằng hai nhiệm vụ vô cùng quan trọng: chống dịch và hiến máu.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(PNTĐ) - Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại BVĐK Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại BV Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản, Đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó, Hiệu quản dự trữ oxy, Rút ống nội khí quản khó, Đường thở khó ở trẻ em...