Quá trình thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ở Mỹ, Trung Quốc và Anh

Chia sẻ

Chỉ sau 3 tháng dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc rồi lan rộng khắp toàn cầu, một số vaccine chống lại virus Corona mới này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trên người.

Đến nay, ít nhất 3 vaccine thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đã sẵn sàng ở Mỹ, Trung Quốc và Anh

Jennifer Haller trong nhóm 45 người Mỹ đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19Jennifer Haller trong nhóm 45 người Mỹ đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19

45 người Mỹ đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19 

Hôm 17-3, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle và dự kiến sẽ kéo dài trong 6 tuần. Giai đoạn I của quá trình thử nghiệm lâm sàng này sẽ xác định vaccine có an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch như mong muốn hay không. Tuy nhiên, việc chứng minh rằng vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus Corona mới sẽ cần các nghiên cứu tiếp theo có nhiều người tham gia hơn và mất nhiều tháng nữa.

Theo đó, vaccine mRNA-1273 được công ty công nghệ sinh học Moderna phát triển sử dụng một đoạn mã di truyền của virus chứ không phải là một phần của virus chứ không thực sự chứa virus. Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật mới về cơ bản là dạy các tế bào trong cơ thể xây dựng các cấu trúc protein giống như vỏ ngoài của virus corona thực. Cơ thể người được tiêm vaccine sẽ phản ứng, coi đó là kẻ xâm nhập lạ, tấn công nó và học cách chống lại cấu trúc đã được xây dựng đó. 

Sau khi tiêm mũi đầu tiên, người tham gia thử nghiệm sẽ được theo dõi thường xuyên về sức khỏe như thân nhiệt, các tác dụng phụ, lấy máu xét nghiệm 1 tuần 1 lần và có thể tiêm vaccine mũi 2 sau 1 tháng.

Neal Browning và Jennifer Haller đang nằm trong nhóm 45 người đầu tiên tình nguyện tham gia thử nghiệm vaccine ở tiểu bang Washington để giúp các nhà nghiên cứu tìm ra được loại vaccine chống đại dịch Covid-19 hiệu quả. Jennifer Haller, 43 tuổi, bà mẹ 2 con cho biết, quyết định tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 đến với cô một cách dễ dàng. “Tôi làm việc cho một công ty cho phép làm việc từ xa và nghỉ ngơi linh hoạt bất cứ khi nào cần. Đó là đặc ân lớn để tôi có thể tham gia chương trình này”. Haller cho rằng mình may mắn khi có cơ hội làm điều gì đó có thể đem lại sự thay đổi, trong bối cảnh chúng ta đều cảm thấy lo sợ, thậm chí tuyệt vọng.

“Tôi làm điều này để dịch bệnh kết thúc nhanh nhất đối với cả thế giới. Nếu tôi đủ sức khỏe để có thể đóng góp cho nghiên cứu và hy vọng chúng ta sẽ tìm được vaccine sớm hơn, tại sao tôi lại không?”, kỹ sư hãng Microsoft Neal Browning, 46 tuổi, chia sẻ về lý do tham gia thử nghiệm này. Anh nghĩ rằng điều quan trọng anh muốn nói với mọi người là với tư cách là một thành viên của xã hội, bạn cần làm bất cứ điều gì có thể để thế giới tốt đẹp hơn. 

3 nước tuyên bố thử nghiệm lâm sàng

Một ngày sau khi Mỹ công bố thử nghiệm vaccine-19 đầu tiên trên người, Công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc CanSino Biologics cũng cho biết, vaccine Ad5-nCoV do nước này điều chế đã được phê duyệt để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 ở người. Do Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh phát triển, đây là vaccine Covid-19 đầu tiên ở Trung Quốc tiến được tới giai đoạn này. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ châm ngòi cho việc tạo ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 bằng cách lấy một đoạn mã di truyền của nó kết hợp nó với một loại virus vô hại.

“Kết quả từ các nghiên cứu động vật tiền lâm sàng của Ad5-nCoV cho thấy vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở động vật. Nó cũng chứng minh về độ an toàn trong giai đoạn này”, CanSino Biologics cho biết.

Trong khi đó, Anh cũng sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 ở người bắt đầu từ tháng 4 tới. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Jenner và Tổ chức vaccine Oxford thông báo đã tìm ra vaccine ngừa virus Corona mới tiềm năng, phản ứng miễn dịch mạnh chỉ với một liều tiêm vào cơ. Vaccine thử nghiệm dựa trên adenovirus tái tổ hợp (ChAdOx1), sử dụng virus vô hại không nhân lên để mang ADN của virus SARS-CoV-2 vào tế bào trong cơ thể. Sau đó, các tế bào sử dụng ADN của virus để sản xuất với số lượng lớn bản sao của các protein hình gai bao phủ bề mặt virus, thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể cung cấp vaccine vào khoảng tháng 6 - 7 khi số ca tử vong ở mức cao vào đầu mùa hè, theo Giáo sư Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner ở Oxford. 

Rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải cẩn trọng

Tờ The Guardian của Anh cho biết, khoảng 35 công ty trên thế giới đang tham gia cuộc đua giai đoạn này, trong đó có thể kể ra một số tên tuổi lớn như Arcturus Therapeutics, Johnson & Johnson và Dược Inovio của Mỹ, BionTech và CureVac của Đức hay GlaxoSmithKline ở Anh đều có vaccine trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng.

Việc tìm ra vaccine phòng ngừa Covid-19 đang được coi là vấn đề cấp bách vì loại virus mới này đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người trên toàn thế giới kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, theo Đại học Johns Hopkins. Nhóm nghiên cứu hàng đầu của Anh khẳng định sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn về thử nghiệm an toàn để ngay khi vaccine hoạt động là sẽ tăng tốc triển khai. Tuy nhiên, dù rút ngắn thời gian thì các nhà quản lý vẫn yêu cầu phải đảm bảo rằng vaccine an toàn và hiệu quả trước khi được tung ra và quy mô sản xuất thế nào để đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới.

“Các mốc thời gian cần phải được xem xét. Ngay cả khi một loại vaccine mới sẵn sàng, vẫn sẽ có những quyết định khó khăn trong phân phối, ví như ưu tiên cho đối tượng nào, phân phối toàn cầu ra sao”, Giáo sư Stefan Elbe, Giám đốc Trung tâm Chính sách sức khỏe toàn cầu của Đại học Sussex, nước Anh cảnh báo.

“Tôi làm điều này để dịch bệnh kết thúc nhanh nhất đối với cả thế giới. Nếu tôi đủ sức khỏe để có thể đóng góp cho nghiên cứu và hy vọng chúng ta sẽ tìm được vaccine sớm hơn, tại sao lại không. Là một thành viên của xã hội, bạn cần làm bất cứ điều gì có thể để thế giới tốt đẹp hơn”

Neal Browning (46 tuổi, kỹ sư hãng Microsoft, người tham gia thử nghiệm vaccine)

Theo anninhthudo.vn

Theo https://anninhthudo.vn/the-gioi/qua-trinh-thu-nghiem-vaccine-covid19-tren-nguoi-o-my-trung-quoc-va-anh/847672.antd

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.