Tái sử dụng khẩu trang y tế bằng lò vì sóng có an toàn?

Chia sẻ

Thời gian gần đây, thông tin về việc có thể tái sử dụng khẩu trang bằng cách hấp trong lò vi sóng khiến dư luận không khỏi xôn xao. Tuy nhiên, cách làm này có thực sự an toàn?

Luộc, hấp, chiếu tia cực tím… làm giảm khả năng ngăn chặn virus

BS Trần Văn Phúc – bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch Covid-19 nói riêng, bất cứ chiến lược nào cũng phải dựa trên những công cụ hiện có ở thời điểm dịch xảy ra. Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, hầu hết trong số đó đang ở điểm xuất phát, trong khi chúng ta chưa có vắc-xin và thuốc kháng virus đặc hiệu.

- Bởi vậy, chiến lược đặt ra cho mỗi cá nhân để phòng nhiễm Covid-19 là rất quan trọng, với 3 nguyên tắc phải tuân thủ gồm: Giữ khoảng cách an toàn xã hội (tối thiểu là 2m với người bên cạnh; từ bỏ thói quen bắt tay, ôm hôn khi gặp mặt; không tụ tập đông người, hạn chế tới nơi công cộng, bệnh viện nếu đó không phải tình huống bắt buộc); Thiết lập rào cản vật lý (đeo khẩu trang đúng cách và thực hành rửa tay bằng xà phòng thông thường hoặc dung dịch sát khuẩn); Không tiếp xúc với tác nhân có nguy cơ gây bệnh (người đã xác định, người nghi ngờ lây nhiễm, người có nguy cơ lây nhiễm; nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng các biện pháp phòng vệ như: đeo khẩu trang y tế, mặc quần áo bảo hộ…) – BS Trần Văn Phúc khuyến cáo.

Khử khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn virusKhử khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn virus

Thực tế, đeo khẩu trang là tuyến phòng thủ cuối cùng để bảo vệ đường hô hấp. Hiện nay, khẩu trang phòng độc N95 và khẩu trang y tế được thiết kế chỉ để sử dụng 1 lần rồi vứt bỏ. Đối mặt với đại dịch Covid-19 đang đe dọa toàn cầu, khẩu trang trở nên quá khan hiếm, nhiều người đã nghĩ tới phương pháp tái sử dụng, trong đó có cách hấp bằng lò vi sóng để khử trùng, diệt virus. Tuy nhiên, việc tái sử dụng có an toàn?

Theo BS Trần Văn Phúc, khẩu trang muốn tái sử dụng phải đảm bảo 3 yếu tố: loại bỏ được virus và mầm bệnh; vô hại với người dùng; giữ được sự toàn vẹn về chức năng phòng bệnh. Thoạt nhìn, tái chế khẩu trang bằng cách: đun sôi, cho vào nồi hấp, phun cồn, chiếu xạ bằng tia cực tím, phun ít nước lên bề mặt khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay 1 phút...hoàn toàn phù hợp với điểm yếu của virus corona (nhạy cảm và bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, tia cực tím). Tuy nhiên, các cách làm này đều không đảm bảo được 3 yếu tố trên.

Nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế luộc trong nước, hấp, sấy, khủng trùng bằng cồn, chiếu tia cực tím, hay cho vào lò vi sóng quay; thì khả năng ngăn chặn virus từ 95% giảm xuống còn 60%, chỉ tương đương với khẩu trang vải.

Sử dụng khẩu trang vải thay vì tái sử dụng khẩu trang y tế

Cụ thể, BS Phúc cho biết: Để khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế đạt được tiêu chuẩn “chống virus”, nhà sản xuất phải thiết kế “lớp lọc” nhằm hấp phụ và chặn các hạt siêu mịn (aerosol). Vì thế lớp lọc này phải được chế tạo bằng các sợi siêu mịn từ vật liệu polypropylen - chất nhiệt dẻo, sợi siêu mỏng. Về cấu trúc, vật liệu polypropylen có dạng sợi vi mỏng, mỏng hơn mười lần so với tóc, vào khoảng 2µm. Những sợi này không chịu được nhiệt độ cao. Ở điều kiện hơn 80°C, các sợi polypropylen sẽ co lại và biến dạng, tạo ra những lỗ hổng và giảm hoặc mất khả năng ngăn chặn các hạt siêu mịn.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả hấp phụ hạt siêu mịn chứa virrus, vật liệu lọc cần phải “xử lý điện” để tạo nên một lượng điện tích nhỏ. Về nguyên tắc, virus SARS-CoV-2 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn khi cho khẩu trang vào nồi nước đun sôi, nồi hấp ở nhiệt độ cao. Nhưng lớp màng lọc khẩu trang sẽ bị biến tính tính về cấu trúc sợi polypropylen và mất khả năng tích điện, vì thế khẩu trang giảm hoặc thậm chí mất khả năng ngăn chặn virus xâm nhập.

Sử dụng khẩu trang vải thay vì tái sử dụng khẩu trang y tếSử dụng khẩu trang vải thay vì tái sử dụng khẩu trang y tế (Ảnh: minh họa)

“Một số nhà nghiên cứu hy vọng sử dụng lò vi sóng để tiêu diệt virrus, bằng cách phun một ít nước lên khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 1 phút, nhưng kỹ thuật này thực sự không có hiệu quả. Lý do, các giọt nước hấp thụ năng lượng từ sóng viba làm tăng nhiệt độ lên rất cao sẽ gây biến tính sợi polypropylen, nhưng virus kích thước siêu nhỏ cỡ nanomet có thể không nằm trong giọt nước nên không nhận đủ năng lượng từ vi sóng để bị ảnh hưởng, nghĩa là virus ít bị phá hủy” – BS Phúc phân tích.

Về giải pháp tẩm cồn 75% để khử trùng, BS Phúc cho rằng, mặt ngoài của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế có một lớp “chống thấm nước”. Lớp này làm cho nước, máu, mủ, các loại dịch, nước bọt, giọt bắn… rất khó xâm nhập. Cồn 75% có sức căng bề mặt khác xa so với nước, nên khi tẩm cồn vào khẩu trang để khử trùng, thì lớp “chống thấm nước” bị phá hủy, chức năng ngăn chặn sẽ không còn.

Ngoài ra, virus corona cũng rất nhạy cảm với tia cực tím. Nhưng sau khi được chiếu xạ bằng tia cực tím, cấu trúc sợi Polypropylen sẽ bị phá hủy hoặc suy thoái oxy hóa một cách nhanh chóng, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất lọc.

Hiện nay, cách hữu hiệu nhất để khử trùng, tái sử dụng khẩu trang là dùng khí ethylene oxide. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở cơ sở sản xuất khẩu trang, người dân không thể làm được. Hơn nữa, khẩu trang liên tục hấp thụ hơi nước do cơ thể con người thở ra trong quá trình sử dụng, hơi nước sẽ làm mất dần các điện tích của lớp lọc nên giảm khả năng hấp phụ, vì thế mà nhà sản xuất không được phép dùng khẩu trang cũ để khử khuẩn theo phương pháp này rồi tái sử dụng.

Bởi vậy, “trong điều kiện quá khan hiếm khẩu trang hiện nay, các chuyên gia cho rằng nếu khẩu trang không phải dùng ở người ốm, ở trong bệnh viện, hay những nơi có nguy cơ cao như chốn công cộng, trên tàu xe; thì người khỏe mạnh vẫn có thể dùng lại khẩu trang của chính mình một vài lần, nhưng tổng thời gian đeo khẩu trang đó không nên quá 6 giờ, khoảng cách giữa hai lần sử dụng nên cách nhau ít nhất 3 ngày để đảm bảo virus đã bị tiêu diệt do không tồn tại được ngoài môi trường. Đồng thời, thay vì tái sử dụng khẩu trang y tế, người dân hãy sử dụng khẩu trang vải” – BS Trần Văn Phúc khuyên.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.