Du lịch thế giới tang thương dưới bóng ma Covid-19

Chia sẻ

Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Du lịch là một trong các ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất do phải chịu tác động kép từ dịch bệnh cũng như hàng loạt biện pháp hạn chế đi lại của các quốc gia trên thế giới.

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (World Tourism and Travel Council/ WTTC) cảnh báo, đại dịch COVID-19 có thể sẽ làm "bốc hơi" hơn 50 triệu việc làm trên toàn thế giới trong ngành du lịch và lữ hành, trong đó, dự kiến châu Á sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dù dịch bệnh được kiểm soát thì cũng có thể phải mất tới 10 tháng để ngành “công nghiệp không khói” có thể phục hồi. Ngành du lịch hiện đang chiếm tới 10% GDP toàn cầu.

Thủ tướng Abe Shinzo phát biểu trước báo giới về việc hoãn Olympic 2020Thủ tướng Abe Shinzo phát biểu trước báo giới về việc hoãn Olympic 2020

Thế vận hội bị hoãn lần đầu tiên trong lịch sử 124 năm

Cuối cùng, sau rất nhiều dự đoán, vào ngày 24 tháng 3 năm 2020, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Ban tổ chức Tokyo chính thức tuyên bố do đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Thế vận hội và Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2020 sẽ bị hoãn đến năm 2021. Dù chính cơ quan này đã tuyên bố sẽ không có chuyện Thế vận hội bị hoãn chỉ trước đó vài ngày. Quyết định này đã đánh dấu sự kiện đại hội thể thao lớn nhất thế giới bị hoãn trong suốt chiều dài lịch sử 124 năm của nó.

IOC phải đưa ra quyết định hoãn nhanh hơn so với dự kiến một phần là do tuyên bố sẽ tẩy chay Olympic 2020 nếu sự kiện này được diễn ra như kế hoạch của Canada và Úc. Các vận động viên cũng đã lên tiếng kêu gọi hoãn Olympic do những nguy cơ về sức khỏe cũng như sự gián đoạn trong quá trình luyện tập của họ khi các cơ sở tập luyện trên khắp thế giới đều bị đóng cửa vì dịch bệnh. Phát biểu về quyết định này, Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe Shinzo cho biết: "Chúng tôi nhất trí rằng việc hoãn Thế vận hội trong thời điểm hiện tại là cách tốt nhất nhằm đảm bảo sức khoẻ, tinh thần và phong độ tốt nhất cho các các vận động viên khi họ quay trở lại thi đấu, cũng như để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khán giả, giúp khán giả có thể thưởng thức Thế vận hội một cách trọn vẹn". Việc Thế vận hội Tokyo 2020 bị hoãn là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đã chịu nhiều thiệt hại do dịch Covid-19 của Nhật Bản. Ngành công nghiệp truyền thông và du lịch của xứ sở hoa Anh Đào dự báo sẽ chịu thiệt hại hàng chục tỷ đô la do sự sụt giảm nghiêm trọng số lượng khách tham quan du lịch trong mùa dịch cũng như do việc hoãn Thế vận hội sang năm 2021. Ngoài ra, rất nhiều các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của xứ sở Mặt trời mọc như Tokyo Disneyland, Universal Studios Japan và Legoland Japan đều tuyên bố đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Các hoạt động vui chơi giải trí khác cũng bị hạn chế, người dân và du khách ra đường luôn phải sử dụng khẩu trang.

Sự vắng vẻ tại Marina Skypark - công viên ở độ cao 150m tại khu Marina Bay, SingaporeSự vắng vẻ tại Marina Skypark - công viên ở độ cao 150m tại khu Marina Bay, Singapore.

Sự “hoang vu” của đảo quốc sư tử

Singapore cũng cùng chung số phận khi lượng du khách đến thăm quan đã sụt giảm lên tới 25% - 30% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo con số này sẽ còn tiếp tục tăng thêm khi chính phủ nước này ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh đối với những người mang hộ chiếu Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh SARS-CoV-2, do Singapore là một trong các điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc. Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Singapore, ông Keith Tann cho biết, quốc đảo này đã mất trung bình từ 18.000 đến 20.000 lượt du khách mỗi ngày và hầu hết là du khách đến từ Trung Quốc kể từ khi chủng mới của virus corona xuất hiện. Ông cũng cho biết thêm: 25% - 30% chỉ là con số được ước tính và con số này còn có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian dịch bệnh kéo dài ở Singapore, Trung Quốc cùng như ở các quốc gia khác. Nhằm tiếp tục giảm thiểu nguy cơ lây lan Covid-19, chính quyền đảo quốc sư tử mới đây đã ban bố thêm hàng loạt các biện pháp an toàn bổ sung bao gồm đóng cửa tất cả các quán bar và địa điểm giải trí như rạp chiếu phim, quán rượu, các câu lạc bộ đêm, nhà hát và các dịch vụ karaoke. Các địa điểm công cộng khác như: trung tâm thương mại, bảo tàng và các điểm tham quan vẫn có thể mở cửa nhưng phải giảm công suất hoạt động và phải đảm bảo có không gian đáp ứng đủ khoảng cách tối thiểu 1m giữa các khách hàng. Tất cả các sự kiện và các cuộc tụ họp đông người phải được hoãn lại hoặc hủy bỏ, cấm tụ tập trên 10 người, bất kể quy mô, dù trước đó, chính quyền chỉ yêu cầu số lượng người tham gia giới hạn ở 250 người.

Sự vắng vẻ tại VeniceSự vắng vẻ tại Venice (Ý).

Sự “tĩnh lặng” của thánh địa tình yêu

Thành phố Venice nằm ở vùng Đông Bắc nước Ý, nơi có 2 "ổ dịch" lớn là Veneto và Lombardy. Sự bùng phát rất nhanh của dịch Covid19 với hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày đã khiến chính quyền phải phong toả toàn bộ đất nước cùng hơn 60 triệu dân. Do phải chịu những tác động từ dịch bệnh cũng như từ lệnh phong toả mà Venice những ngày này vắng vẻ lạ thường. Thành phố của những con kênh đã trở lại vẻ yên bình xưa cũ khi quảng trường thưa thớt bóng người, giáo đường đóng cửa và những con thuyền nằm im nơi bến đậu. Việc một lễ hội đường phố lớn như Carnival Venice bị huỷ bỏ chỉ 2 ngày trước khi tổ chức đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch của đất nước hình chiếc ủng, đặc biệt là các khách sạn, ước tính con số thiệt hại đã lên tới 1 tỷ Euro. Venice khác với các thành phố khác của Ý khi người dân nơi đây gần như không có bất kỳ một nguồn thu nhập nào khác ngoài du lịch. Việc bị phong toả do dịch bệnh đã làm hoạt động kinh doanh của các nhà hàng và khách sạn nơi đây giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Mặt nước của kênh đào Grand tĩnh lặng như một tấm gương do lượng thuyền qua đây giảm mạnhMặt nước của kênh đào Grand tĩnh lặng như một tấm gương do lượng thuyền qua đây giảm mạnh

Thiệt hại “khủng” ở “đất nước vạn đảo”

Do quá tập trung vào thị trường Trung Quốc nên khi dịch SARS-CoV-2 (Covid19) bùng phát, lượng khách đến Bali giảm sâu đã khiến doanh thu của các khách sạn giảm mạnh từ 60 - 80%, đặc biệt là tại các khu vực được cho là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc như Nusa Dua, Legian và Kuta. Ông Tjokorda Oka Artha Ardana Sukawati, phó Thống đốc Bali nhấn mạnh: "Có rất nhiều khách sạn hiện nay chỉ đạt được công suất 5% sau sự bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc". Ông Wishnutama Kusubandio, bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia nói: "Chỉ tính riêng khu vực Putu, tổn thất ước tính từ việc huỷ các tour du lịch đã có thể lên đến 6 triệu đô la Mỹ". Đồng thời ông cũng cho biết, nhiều khách sạn và nhà hàng tại Bali đã phải tạm thời đóng cửa do lượng du khách sụt giảm rất nghiêm trọng. Việc ngừng các chuyến bay cũng có thể gây ra thiệt hại lên đến 4 tỷ đô la Mỹ cho Indonesia do thường có khoảng hơn 2 triệu du khách Trung Quốc tới đây mỗi năm.

Đỗ Hữu

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.