Chăm sóc người cao tuổi cả sau mùa dịch

Chia sẻ

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm bệnh nhất trong mùa dịch Covid-19. Họ không chỉ cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội trong thời điểm dịch bệnh, mà còn cần cả khi dịch đã qua đi.

Chăm sóc người cao tuổi cả sau mùa dịch - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Theo Ủy ban Quốc gia về Người Cao tuổi Việt Nam (VNCA) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), già hóa dân số ở Việt Nam đã ở mức độ tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Mặc dù, mối quan tâm chính là người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên, nhưng già hóa dân số đã có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số khác. Vì vậy, một chính sách tiếp cận toàn diện hơn về già hóa dân số, vừa giải quyết các vấn đề hiện tại do tác động của già hóa dân số, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai sẽ giúp Chính phủ đạt được những tiến bộ và kết quả tích cực.

Do đó, truyền thông đến cộng đồng, người cao tuổi và người chăm sóc về các rủi ro, triệu chứng, cách thức lây nhiễm của dịch Covid-19, cũng như việc tránh phân biệt đối xử với những người có triệu chứng nhiễm Covid-19, những người xác nhận đã mắc Covid-19, nhân viên y tế và người chăm sóc làm việc tại các cơ sở có ca dương tính là một việc làm cần thiết và lâu dài. Cung cấp thông tin, tài liệu tập huấn cho người cao tuổi nên được thực hiện dưới nhiều hình thức và sử dụng ngôn ngữ địa phương, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ để hạn chế các rào cản về khả năng đọc hiểu, ngôn ngữ và khuyết tật.

Cần nỗ lực thay đổi định kiến và thái độ của xã hội đối với người cao tuổi, công nhận và đề cao đóng góp đáng quý của người cao tuổi cho gia đình và xã hội. Nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giữa các thế hệ, xây dựng cộng đồng an toàn và mạnh mẽ hơn, nơi mà các thành viên đều tham gia bảo vệ và trao quyền cho người cao tuổi trong đại dịch Covid-19. Huy động tình nguyện viên trẻ hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi, như nhu cầu mua sắm, thuốc men, và các dịch vụ cơ bản. Về lâu dài, cần tăng cường hệ thống y tế và xã hội nhằm đảm bảo liên tục cung cấp các dịch vụ phù hợp với mọi độ tuổi trong giải quyết các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong do Covid-19 thường cao hơn ở những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh mãn tính về hô hấp, tiểu đường và ung thư. Ở những nước có nhiều hạn chế về cơ sở y tế và khả năng chăm sóc điều trị tích cực, người cao tuổi có thể đối mặt với nguy cơ bị từ chối điều trị y tế nếu mức độ ưu tiên của họ được đặt sau những đối tượng có khả năng sống sót cao hơn.

Người cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn như viện dưỡng lão hay trung tâm phục hồi chức năng, đặc biệt dễ gặp phải hệ quả xấu và dễ bị nhiễm Covid-19 do thường xuyên tiếp xúc gần với người khác. Mặt khác, những người cao tuổi sống một mình hay phụ thuộc vào người khác để được chăm sóc và hỗ trợ có thể gặp phải rào cản trong việc tiếp cận thông tin chính xác, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác trong thời gian cách ly. Phụ nữ cao tuổi có khả năng gặp rủi ro đặc biệt cao vì họ có thể đã trải qua nhiều hình thức phân biệt đối xử.

Do đó, bằng mọi cách, chúng ta cần tiếp tục đảm bảo hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho người cao tuổi thông qua gia đình, cán bộ, nhân viên y tế, người chăm sóc và tình nguyện viên khi mùa dịch kết thúc.

PHƯƠNG ANH

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.