Thế giới ghi nhận trên 9 triệu ca mắc, nhiều quốc gia tái nhiễm Covid-19

Chia sẻ

Tới 6h00 ngày 23/6, thế giới đã có 9.166.832 người mắc; 473.188 người tử vong do Covid-19 tại 215 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên thế giới (trong đó có 2 tàu du lịch). Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã bước sang giai đoạn “mới và nguy hiểm”.

 Brazil "vỡ trận", Trung Quốc tái nhiễm Covid-19

Theo thống kê của WHO, mức tăng kỷ lục lần này chủ yếu là từ Bắc Mỹ và Nam Mỹ, với hơn 116.000 ca. Trong số này, Brazil là nước có số ca mắc mới cao nhất với 54.771 ca, tiếp đến là Mỹ với 36.617 ca. Trong ngày 21.6, Ấn Độ cũng ghi nhận hơn 15.400 ca.

Nhà xác, nghĩa trang Brazil trong tình trạng quá tải.Nhà xác, nghĩa trang Brazil trong tình trạng quá tải. (Ảnh: Tnternet)

Brazil trở thành nước có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ - nước hiện ghi nhận hơn 2,2 triệu ca nhiễm và khoảng 120.000 người tử vong. Số ca tử vong ở Brazil đến nay vượt hơn 50.000 và hơn 1 triệu người mắc bệnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng con số trên thực tế phải cao gấp 7 lần vì thiếu công tác xét nghiệm trên diện rộng.

Những con số này quả là cú đánh mạnh đối với Brazil, quốc gia đang chật vật trước tình hình bất ổn chính trị và nền kinh tế tê liệt. Trước tình trạng khan hiếm bộ xét nghiệm virus, giới chuyên gia cho rằng số liệu thực tế tại Brazil còn cao hơn rất nhiều. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích vì thất bại trong việc kiểm soát dịch bệnh. Hôm 22/6, ông Bolsonaro tuyên bố quân đội Brazil phục vụ ý nguyện của người dân và có nhiệm vụ bảo vệ nền dân chủ. Tuyên bố trên tiếp tục làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận về vai trò của lực lượng vũ trang trong bối cảnh bất ổn cả về chính trị và xã hội như hiện tại.

Đáng chú ý, tại Trung Quốc, sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, từ 10/6 Thủ đô Bắc Kinh của quốc gia này tiếp tục ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Trong 8 ngày qua, Bắc Kinh đã ghi nhận gần 200 ca nhiễm SARS-CoV-2. Hiện chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu tránh đi lại không cần thiết ra ngoài thủ đô và dừng hàng trăm chuyến bay và mọi xe buýt đường dài. Các thành phố và tỉnh bắt đầu áp đặt biện pháp cách ly đối với người đến từ Bắc Kinh.

Nỗi lo làn sóng đại dịch thứ 2

Không riêng Trung Quốc, hiện nhiều nước trên thế giới đang trải qua nỗi lo về làn sóng đại dịch thứ 2. Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 22/6 xác nhận nước này đang ở giữa “đợt sóng thứ 2” của Covid-19, bùng phát từ sau kỳ nghỉ lễ hồi đầu tháng 5. Sau 2 tuần số ca nhiễm mới mỗi ngày toàn từ 40 - 50 ca, ngày 21.6 là lần đầu tiên số ca nhiễm mới giảm xuống còn 17 ca.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới một bệnh viện ở bang Para, Brazil ngày 25/5/2020.Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới một bệnh viện ở bang Para, Brazil ngày 25/5/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong ngày 22/6, Chính phủ Úc cũng kêu gọi người dân cảnh giác với nguy cơ bùng phát Covid-19 lần 2, khi số ca nhiễm mới gia tăng tại bang Victoria - tiểu bang đông dân thứ 2 tại quốc gia này. 116 ca mắc Covid-19 mới đã được ghi nhận trong vòng 1 tuần qua. Hiện 6 trường học tại bang Victoria đã phải đóng cửa do có học sinh mắc Covid-19 và 31 khu vực bị đưa vào danh sách “điểm nóng” hạn chế người qua lại. Sáng 22/6, Bộ trưởng Y tế bang Victoria Jenny Mikakos tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn bang này thêm 4 tuần, đến ngày 19/7.

Tại Anh, Giáo sư y khoa John Bell tại Đại học Oxford cho biết, quốc gia này sẽ khó tránh khỏi “làn sóng thứ hai” và các ca nhiễm Covid-19 mới sẽ tiếp tục tăng lên. Ngày 15/6, Iran cảnh báo có thể sẽ tái áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để đảm bảo giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh sau khi quốc gia này ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận hơn 100 ca tử vong vì Covid-19.

Trong khi đó, Australia đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 đợt hai, sau khi bang Victoria - tiểu bang đông dân thứ hai của nước này - ghi nhận 116 ca bệnh mới chỉ trong vòng một tuần qua.

Đến ngày 20/6, tình hình dịch Covid-19 tại Đức có diễn biến xấu đi sau khi chính quyền địa phương phát hiện một số ổ dịch mới với số lượng ca nhiễm virus SARS-CoV-2 lên tới hàng nghìn ca tại bang North Rhine-Westfalen.

Theo các nhà khoa học, nếu làn sóng Covid-19 thứ hai xảy ra, đại dịch chưa từng có này sẽ “hồi sinh” với cường độ mạnh mẽ hơn, tiếp tục lây nhiễm rộng rãi. Hậu quả là các hệ thống y tế công cộng vốn đã bị “trọng thương” do làn sóng thứ nhất gây ra sẽ chính thức sụp đổ, đồng thời các chính phủ buộc phải ban bố tình trạng cách ly xã hội, tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế thế giới...

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 328/349 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 94% tổng số ca bệnh. Trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

21 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Tính đến sáng ngày 23/6, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2;3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 15 bệnh nhân dương tính với Covid-19.

 THẢO HƯƠNG (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.