Không tổ chức dạy học trước khai giảng

Chia sẻ

Năm học 2020-2021, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, học sinh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước sẽ tựu trường vào đầu tháng 9/2020, thay vì tháng 8 như trước.

Dù phải nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19, học sinh vẫn có kỳ nghỉ hèDù phải nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19, học sinh vẫn có kỳ nghỉ hè

Học sinh Hà Nội có 1,5 tháng nghỉ hè

Năm học 2019-2020, dịch bệnh Covid-19 khiến học sinh phải nghỉ học kéo dài, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung thời gian năm học kết thúc muộn nhất vào ngày 15/7. Nếu giữ nguyên lịch tựu trường sớm nhất vào 1/8 như các năm học trước, giáo viên và học sinh sẽ chỉ còn 2 tuần nghỉ hè. Vì thế, Bộ GD-ĐT dự kiến lùi thời gian tựu trường năm học 2020-2021 sang đầu tháng 9/2020, có thể vào đúng ngày khai giảng 5/9.

Dựa trên khung thời gian năm học của Bộ, các địa phương sẽ quyết định khung thời gian năm học của địa phương mình với điều kiện không được sớm hơn các mốc thời gian đã được quy định. Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các trường không dạy học trước ngày khai giảng, chỉ tổ chức các hoạt động giúp học sinh làm quen với trường, lớp, năm học mới.

Nhiều trường mầm non không nghỉ hè Do mới hoạt động trở lại sau dịch Covid-19, trong khi ở các bậc học khác, nhiều cơ sở giáo dục đã chuẩn bị cho học sinh nghỉ hè thì với bậc mầm non, nhất là trường ngoài công lập xác định tinh thần hoạt động không nghỉ. Trường Ngôi nhà trẻ thơ, quận Thanh Xuân cho biết sẽ phục vụ chăm sóc trẻ liên tục để cha mẹ học sinh yên tâm đi làm. Chị Nguyễn Thị Tuyến, chủ trường mầm non tư thục Nhân Văn, huyện Thanh Oai cũng cho biết, khi trường hoạt động trở lại sau dịch Covid-19, tỷ lệ trẻ đi học đạt khoảng 70%. Trường sẽ duy trì hoạt động liên tục tới năm học sau.

Tại Hà Nội, theo kế hoạch số 1520/QĐ-UBND do UBND thành phố Hà Nội ban hành, các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ kết thúc học kỳ II năm học 2019-2020 vào ngày 10/7/2020; kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 14/7/2020 (muộn hơn so với các năm học trước gần 2 tháng). Tuyển sinh vào lớp 10 THPT kết thúc trước 15/8. Sở GD-ĐT cũng chủ trương không tổ chức ôn tập văn hóa cho học sinh trong dịp hè.

Ghi nhận tại một số trường công lập cho thấy, hiện nay, cũng đã hoàn tất việc thi học kỳ 2 và sẽ cho học sinh nghỉ học vào khoảng đầu tháng 7, sớm hơn mốc thời gian quy định 15/7 của Sở GD- ĐT. Một số trường ngoài công lập như THPT bán công Nguyễn Tất Thành đã tổ chức bế giảng từ 5/6. Tuy nhiên, học sinh lớp 9 vẫn sẽ tiếp tục học tới 10/7, học sinh lớp 12 học tới cuối tháng 7. Như vậy, tính tới thời điểm bắt đầu năm học mới vào tháng 9 tới, học sinh Hà Nội sẽ có khoảng 1,5-2 tháng nghỉ hè. Riêng học sinh lớp 12 sẽ gần như không có kỳ nghỉ vì tới tháng 8 mới diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trước thông tin học sinh sẽ đi học trở lại vào tháng 9, nhiều phụ huynh học sinh đã bày tỏ sự đồng tình. Chị Nguyễn Thị Huyền, quận Thanh Xuân cho biết: Con chị đang học tại một trường ngoài công lập. Hàng năm, trường chỉ cho học sinh nghỉ hè vào tháng 6. Từ tháng 7, các con đã đi học như bình thường. Đa phần các trường công lập khác cũng tựu trường từ khoảng 10-15/8. Như vậy, kỳ nghỉ hè của học sinh đang có xu hướng bị rút ngắn lại. Chị Huyền hy vọng, quy định tựu trường vào tháng 9 không chỉ được áp dụng trong năm học tới mà còn được triển khai trong các năm học tiếp theo nữa. “Học sinh ngoài học kiến thức còn cần được trang bị kỹ năng sống. 3 tháng nghỉ hè là dịp tốt để các con trang bị thêm các kiến thức bổ ích khác nên đừng rút ngắn quãng thời gian này”, chị Huyền đề xuất.

Cơ hội “trả lại mùa hècho học sinh”

Không phải tới khi xảy ra dịch Covid-19 mà từ năm học 2016 - 2017 đến nay, UBND Đà Nẵng đã duy trì chủ trương học sinh được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng, thời gian trở lại trường vào tháng 9. Một số tỉnh thành khác như Khánh Hòa nhiều năm trở lại đây cũng quyết định thời gian tựu trường của học sinh vào cuối tháng 8. Thực tế ghi nhận tại các địa phương này cho thấy, việc tổ chức tựu trường lại vào đầu tháng 9 không ảnh hưởng tới năm học. Đổi lại, các học sinh có thêm thời gian để nghỉ ngơi, giáo viên có thời gian để tái tạo sức lao động.

Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), năm nay, việc Bộ GD-ĐT quy định thời gian tựu trường trở lại vào tháng 9 là phù hợp. Các năm trước, một số trường tựu trường vào khoảng giữa tháng 8 nhằm có thêm thời gian ôn tập cho học sinh sau khi đã hoàn thành chương trình giáo dục. Năm nay, không có 2 tuần này, các trường sẽ tự sắp xếp kế hoạch học tập và không ảnh hưởng tới thời điểm kết thúc năm học sau.

Về ý kiến nên trả lại cho học sinh 3 tháng hè, ông Lâm ủng hộ nhưng cho rằng, thay vì nghỉ liền 3 tháng, nên chăng, có thể chia thành 2 tháng nghỉ hè và 1 tháng còn lại chia thành các kỳ nghỉ trong năm học. “Với các học sinh, nhất là học sinh nhỏ tuổi, được nghỉ xen kẽ trong năm học có thể giúp các em giảm áp lực học và học tốt hơn”.

PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT là người lâu nay phản đối việc các trường tổ chức dạy học trước ngày khai giảng cả tháng cho rằng: “Hàng chục năm qua, đến kỳ nghỉ hè là học sinh được nghỉ chứ không có việc phải đi học sớm như những năm gần đây. Hiện nay, internet phát triển, học sinh có nhiều phương thức khác nhau để học như học online, học tập trung tại trường. Nhiều địa phương, một số trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (trước chỉ học 1 buổi/ngày. Vì thế, không thể đổ lỗi cho việc để dạy hết chương trình mà học sinh phải đi học sớm”.

Bên cạnh đó, khung thời gian năm học được thiết kế luôn bao gồm cả các tuần học dự phòng. Nếu các trường thực hiện hoạt động dạy học vào tháng 9 vẫn sẽ có đủ thời gian để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và kết thúc năm học vào tháng 5 năm sau. “Tôi thấy có nghịch lý, chúng ta càng kêu gọi giảm tải thì học sinh càng phải học quá tải. Tôi rất thương khi thấy các cháu học sinh phải học cả ngày ở trường, cả tối ở nhà và lớp học thêm. Mùa hè chưa hết, các cháu cũng lại phải tới trường. Làm sao mà phải học lắm như vậy”. Từ phân tích trên, ông Nhĩ cho rằng, nhân cơ hội này cần chấm dứt cảnh học sinh phải đi học trước ngày khai giảng.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…