“Giời không chịu đất”...

Chia sẻ

Buổi họp cha mẹ học sinh cuối năm, lần đầu tiên con gái tôi được xướng tên vì có tiến bộ trong học tập. Nhưng với nhiều cha mẹ, chắc sự “xướng tên” này cũng chẳng vui vẻ gì.

Bởi, con gái tôi luôn nằm trong top các học sinh… giỏi nhất của lớp từ dưới lên. Vấn đề ở chỗ, không phải là con tôi không có khả năng tiếp thu kiến thức, mà cháu không chịu học bài, làm bài. Nhiều lúc tôi còn thầm nghĩ, với một đứa trẻ chỉ suốt ngày xem tivi, đi chơi, ngày mai thi mà hôm nay vẫn chưa thèm sờ tới sách vở thì đạt được thành tích như vậy là quá thần kỳ.

Không biết từ bao giờ, buổi họp cha mẹ học sinh đã trở thành nỗi ám ảnh với tôi. Biết con mình lẹt đẹt, tôi thường chỉ dám chọn chỗ ngồi khuất dưới góc lớp. Tôi âm thầm quan sát nụ cười, gương mặt rạng rỡ những ông bố bà mẹ khác có con giỏi giang, được cô giáo nêu tên trước cuộc họp. Còn tôi, còn chẳng muốn mọi người biết, mình là mẹ của học sinh nào.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Hầu như năm nào, sau cuộc họp, tôi và con lại có trận chiến nảy lửa. Tôi đem kết quả học của con về, giận dữ quát mắng nó. Tôi bảo nó đeo mo vào mặt tôi. Và rồi, nếu biết nó tệ như thế, thà rằng tôi không sinh ra nó thì hơn.

- Thế tại sao mẹ lại sinh con ra làm gì?

- Con chỉ như thế thôi, nếu mẹ xấu hổ thì lần sau đừng đi họp nữa. Con không ngại khi mẹ vắng mặt trong cuộc họp đó đâu.

Tôi không vòng vo nữa mà đề cập tới việc nếu không chịu học thì tương lai sau này sẽ của con sẽ vô cùng đen tối. Con tôi lại cãi:

- Dù có khổ như thế nào thì chắc cũng không khổ như thế này. Mẹ tưởng con sướng vì suốt ngày nghe mẹ ca cẩm, so sánh, đòi hỏi con hay sao?

- Tương lai con như thế nào thì con tự chịu. Con sẽ không bắt đền mẹ. Vậy thì mẹ không cần lo cho con nữa.

Dần dần, tôi trở nên bế tắc, tuyệt vọng vì không thể tìm ra tiếng nói chung với con. Cho đến một ngày, tôi gặp một người bạn cùng lớp, hiện là chuyên gia tư vấn tâm lý. Tôi vôi nhờ bạn gỡ khó cho mình. Bạn tôi nói, với những đứa trẻ tuổi teen, không thể nói nặng lời được. Thay vào đó, cha mẹ phải lựa lời, nhẹ nhàng để uốn nắn chúng. Khi đánh giá một sự việc, thay vì lời quát mắng, tôi hãy thử bắt đầu từ lời khen, động viên và ghi nhận con trước, sau đó mới góp ý với con sau.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tôi nghe lời bạn và quyết định áp dụng luôn sau cuộc họp cha mẹ học sinh năm nay. Trở về nhà, tôi nói với con:

- Con gái, trong cuộc họp hôm nay, cô giáo ghi nhận con có nhiều tiến bộ. Con đã vươn lên, đứng đầu ở nhóm các bạn đạt học sinh tiên tiến. Cô nói, năm sau, con chú ý thêm một chút thì có thể vươn lên nhóm các bạn đạt học lực giỏi. Mẹ cũng thấy vui vui.

Lần đầu tiên, con tôi không cãi lại mẹ. Thừa cơ, tôi nói tiếp luôn: Mẹ thấy cô giáo nói từ bây giờ, các trường đại học sẽ xét tuyển đầu vào bằng học bạ. Vậy con hãy cố gắng có điểm số tốt để sau này đủ điềukiện được tuyển vào trường mong muốn nhé.

- Nhưng con không định học đại học. Con muốn sẽ đi từ thiện ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp lớp 12 mẹ ạ.

À, thì ra đó là lý do con tôi không chú trọng việc học thời gian qua. Tôi liền nói với con:

- Mẹ tôn trọng quyết định của con. Nhưng, học không phải để lấy điểm số. Muốn ra nước ngoài, dù là làm tình nguyện, thì con cũng phải có kiến thức, có ngoại ngữ, có kỹ năng mềm. Con không có những điều đó, liệu có ai mời con làm tình nguyện không?

Tất nhiên, để có thể cải tạo một đứa trẻ như con tôi “đi vào khuôn khổ” là cả quãng đường dài. Nhưng ít nhất lần này, tôi và con đã có thể bình tĩnh nói chuyện với nhau. Tôi cũng đã biết được con đang suy nghĩ điều gì để có cách định hướng con tới đây.

Thôi thì “giời không chịu đất” thì “đất phải chịu giời”. Từ nay, tôi sẽ thay đổi chiến thuật, để có thể làm bạn được với con.

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.