Thu hồi xe máy cũ nát: Khó nhưng vẫn phải thực hiện

Chia sẻ

Trên địa bàn TP có rất nhiều xe máy có niên hạn sử dụng từ 20 năm trở lên, trong đó có những chiếc chỉ giữ bộ khung và động cơ, sau đó được “độ” lại để biến thành xe chở hàng hoá cồng kềnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường.

Thu hồi xe máy cũ nát: Khó nhưng vẫn phải thực hiện - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Những phương tiện nguy hiểm trên đường

Không khó để tìm kiếm những chiếc xe máy cũ nát đang lưu thông tại nội thành. Ở những cửa hàng kinh doanh sắt thép, chợ đầu mối... xe cũ nát được sử dụng phổ biến để chuyên chở hàng hoá cồng kềnh có trọng lượng lên đến hàng tạ. Những chiếc xe này thường không giống như hình dáng ban đầu mà chỉ còn lại bộ khung và động cơ, rồi được lắp thêm vào các khung sắt để “cõng” trên đó các thùng hàng, tải hàng hoặc “móc” thêm xe cải tiến phía sau để chở sắt thép xây dựng cồng kềnh. Các thiết bị bắt buộc như màu xe, hãng xe, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, gương... bị lược bỏ hoặc nếu có thì không thể sử dụng.

Bài dự thi “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” lần thứ 5 – năm 2020 gửi về báo Phụ nữ Thủ đô – số 7 phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc email baophunuthudo@gmail.com. Phía dưới bài viết ghi rõ tên thật của tác giả, chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email.

Mỗi ngày 2 lượt, vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng ở huyện Thường Tín chở hơn 1 tạ rau củ quả các loại trên chiếc xe cũ nát ra chợ nội thành đổ buôn và tiêu thụ. Hàng hoá chất đầy trên xe, chồng cầm lái, vợ ngồi thọt lỏm ở giữa, xe đi đến đâu, hàng xóm láng giềng biết đến do bởi động cơ máy kêu to bất thường; vào những đoạn cua, cả xe và người nghiêng theo tưởng chừng như sắp đổ... Đã có vài lần, anh Dũng bị lực lượng công an yêu cầu dừng xe nhưng chỉ bị phạt hành chính do lỗi không có giấy tờ xe, chở hàng cồng kềnh gây cản trở giao thông. Chiếc xe máy bị “biến dạng” so với hình dáng ban đầu, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng vì chưa bị thu hồi nên chúng vẫn thoải mái lưu thông trên đường, kể cả đường quốc lộ, đường càng vắng, xe càng đi với tốc độ cao.

Với một đô thị mà phương tiện lưu thông chủ yếu là xe máy, đường phố luôn trong tình trạng đông đúc và chật chội như Hà Nội, những chiếc xe cũ nát và quá đát trở thành nỗi ám ảnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông, gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nhận thấy những nguy hiểm tiềm ẩn từ sự tồn tại của các xe máy cũ nát, từ năm 2017 tại đề án hạn chế phương tiện cá nhân đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2013 Hà Nội đã đưa ra mục tiêu thu hồi xe quá hạn sử dụng. Trước đó, tại Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ nêu rõ, từ ngày 1/1/2018, mô tô, xe gắn máy cũ sử dụng sẽ bị thu hồi.

Cần có lộ trình thu hồi, xử lý nghiêm

Tuy nhiên, cho đến nay, việc thu hồi xe máy cũ chưa thể thực hiện được. Trung tá Vũ Văn Ngoại - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường thuỷ, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên kiểm tra xe máy cũ nát, không có giấy tờ xe, đăng ký. Việc xử phạt thu hồi xe về bãi xe vi phạm chỉ áp dụng với xe không có giấy tờ; với những xe cũ nát có giấy tờ đầy đủ thì lực lượng chức năng khó xử lý. Lực lượng chức năng cũng không có căn cứ, cơ sở pháp lý để xử lý, thu hồi xe cũ nát (có giấy tờ hay không có giấy tờ) do chưa có quy định nào yêu cầu niên hạn sử dụng đối với mô tô, xe gắn máy. Vì vậy, để xử lý thu hồi xe cũ nát, một giải pháp quan trọng là cần có quy định cấp giấy chứng nhận khí thải cho mô tô, xe máy để làm căn cứ cho lực lượng chức năng xử lý.

Ông Đặng Trần Khanh - Phó Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) thừa nhận vướng mắc trong việc thực hiện quy định thu hồi với xe cũ nát. “Hiện chưa có quy định nào yêu cầu xe máy phải kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; không quy định niên hạn sử dụng cho xe máy nên cơ quan chức năng không có căn cứ xử lý vi phạm ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, chủ phương tiện không chú trọng bảo dưỡng định kỳ nên những chiếc xe đã cũ lại càng xuống cấp”.

Sớm nhận thấy những nguy cơ cho môi trường và an toàn giao thông, ngày 17/06/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 909/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành. Triển khai Quyết định của Thủ tướng, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng, chuẩn bị các nội dung nhiệm vụ như các phương án triển khai, lộ trình thực hiện. Tuy nhiên đây là việc có tác động sâu rộng tới xã hội và người dân nên đòi hỏi phải thực hiện cẩn trọng.

TUẤN KIỆT

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.