Kêu gọi chuẩn bị đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 2

Chia sẻ

Nỗi sợ làn sóng COVID-19 thứ hai đang lớn dần ở châu Âu khi ngày càng nhiều nước có số ca mắc mới gia tăng. Tình hình đó đã khiến Liên minh châu Âu kêu gọi mọi quốc gia thành viên chuẩn bị đối phó.

Tại Đức, trong ngày 31/7, nước này đột ngột ghi nhận số ca mắc lên tới 839, cao nhất trong sáu tuần qua. Viện Y tế Đức đã gọi diễn biến này là rất đáng lo ngại. Giới chức nước này đã phong tỏa một số khu vực để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Chiến lược chống COVID-19 của Đức được quốc tế ca ngợi, một phần là nhờ năng lực xét nghiệm diện rộng. Đức thực hiện khoảng 176.000 xét nghiệm mỗi ngày. Ngoài ra, ứng dụng cảnh báo về dịch bệnh của Đức đã được tải gần 16 triệu lượt, tương đương khoảng 20% dân số. Đức còn xét nghiệm tại sân bay để kiểm soát virus.

Có dấu hiệu cho thấy châu Âu có thể chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ haiCó dấu hiệu cho thấy châu Âu có thể chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Nếu làn sóng thứ hai xảy ra, Đức có thể đối phó tốt hơn vì đã sẵn sàng hơn so với lần đầu tiên, khi đó còn xảy ra bất đồng giữa các bang khiến thực hiện các biện pháp bảo vệ chậm.

Tại Pháp, số ca mắc COVID-19 mới đã tăng đáng kể từ khi bắt đầu kỳ nghỉ hè. Tỷ lệ lây nhiễm trên toàn quốc là hơn 1, thậm chí hơn 2 ở các khu vực du lịch như Brittany.

Khi làn sóng thứ hai dường như có thể xảy ra hơn bao giờ hết, Pháp đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở không gian công cộng trong nhà từ tuần trước. Khác với đợt bùng phát dịch đầu tiên hồi tháng ba, Pháp có đủ khẩu trang cần thiết với số lượng trên 500 triệu. Trong khi đó, số giường bệnh chăm sóc đặc biệt cũng tăng từ 5.000 lên 12.000.

Dù thiếu trầm trọng bộ xét nghiệm hồi đầu đại dịch, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran giờ trấn an rằng Pháp có đủ năng lực xét nghiệm 700.000 người/tuần. Tuy nhiên, hiện nay Pháp mới chỉ xét nghiệm 200.000 lượt mỗi tuần. Chính phủ Pháp cho rằng con số này là quá ít và kêu gọi người dân Pháp cần xét nghiệm COVID-19 cho dù chỉ hơi nghi ngờ mắc bệnh.

Tại Italy, chính phủ phần lớn đã kiềm chế được dịch bệnh. Tại nhiều khu vực, đã không còn ca bệnh mới. Sau cú sốc hồi tháng ba, Italy đã xây dựng và tăng cường năng lực xét nghiệm vốn là điểm yếu trầm trọng hồi đầu dịch.

Theo thông tin từ Chính phủ, các khu vực Italy giờ có thể thực hiện tổng cộng 92.000 xét nghiệm hàng ngày. Hiện các khu vực thực hiện khoảng một nửa số xét nghiệm mỗi ngày. Ngay khi số ca lây nhiễm ở một khu vực nào đó tăng trở lại, khu vực đó sẽ tạm thời bị coi là khu vực hạn chế ra vào.

Tại Thụy Điển, nước này đã mở rộng đáng kể năng lực xét nghiệm. Thụy Điển cũng có kế hoạch truy vết người tiếp xúc triệt để dù lâu nay chưa thực hiện hành động này. Do tăng cường xét nghiệm nên số ca mắc mới của Thụy Điển tăng mạnh đúng vào thời điểm kỳ nghỉ.

Hiện nay, du khách Thụy Điển phải trình xét nghiệm âm tính nếu họ muốn tới Đức nếu không sẽ bị cách ly. Thụy Điển có trên 80.000 ca mắc và trên 5.700 ca tử vong vì COVID-19.

Tại Đan Mạch, Bộ Y tế ghi nhận 91 ca mới vào ngày 30/7, số ca nhiễm hàng ngày cao nhất từ 18/5. Số ca nhiễm trung bình hàng ngày ở Đan Mạch đã tăng dần trong suốt tháng 7. Tuần lễ bắt đầu từ ngày 5/7 chứng kiến trung bình 18 ca mới/ngày. Con số này đã tăng lên 41 cách đây hai tuần. Số ca nhiễm hàng ngày tăng là do ổ bùng phát dịch tại nhà máy chế biến thịt Danish Crown ở Ringsted, Zealand. Tới nay, có 32 ca nhiễm ở nhà máy này.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Y tế Áo Rudolf Anschober, số xét nghiệm ở Áo đang ở mức kỷ lục với trung bình 10.000 xét nghiệm được thực hiện mỗi ngày khi Áo chỉ có chưa đầy 9 triệu dân.

Tại Hà Lan, nước này có thể xét nghiệm 30.000 người/ngày, nhưng hiện nay, mới 75.000 xét nghiệm được thực hiện/tuần và 10.700 xét nghiệm/ngày. Hạn chế trên là do vấn đề hậu cần.

Tại Anh, Thủ tướng Borish Johnson cảnh báo có dấu hiệu cho thấy làn sóng thứ hai đang xảy ra ở châu Âu. Anh đã áp đặt biện pháp phong tỏa nghiệm ngặt hơn ở nhiều khu vực phía bắc England sau khi số ca mắc gia tăng.

Hôm 31/7, Anh ghi nhận ca mắc mới cao nhất trong hơn một tháng qua. Người dân ở khu vực bị ảnh hưởng được yêu cầu không giao tiếp với hộ gia đình khác hay gặp gỡ người nhà khác tại các tụ điểm bên ngoài như quán rượu, cà phê, cửa hàng…

Khi làn sóng thứ hai dường như không thể tránh khỏi, điều quan trọng nhất với các nước EU là sẵn sàng để có thể thực hiện ngay các biện pháp và phản ứng trong kịch bản xấu nhất. Khi có sự điều phối và phối hợp trong EU, các nước có thể đối phó hiệu quả hơn với làn sóng thứ hai.

DƯƠNG THÙY (theo Insideover)

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.