Xã nghề lao đao vì đại dịch Covid-19

Chia sẻ

Nổi tiếng với sản phẩm khảm trai, sơn mài, xã nghề Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) vốn tấp nập xe chở hàng, song thời điểm này khá tĩnh lặng. Do đại dịch Covid-19 kéo dài, các sản phẩm của Chuyên Mỹ đang gặp khó khăn do không xuất khẩu được.

Người lao động đang hoàn thiện sản phẩm tại Cơ sở sản xuất Hà Soi, thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, Phú XuyênNgười lao động đang hoàn thiện sản phẩm tại Cơ sở sản xuất Hà Soi, thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên

Ứ đọng đơn hàng vì dịch bệnh

Cách trung tâm Hà Nội chừng 40km, theo QL1A là tới xã nghề Chuyên Mỹ với rất nhiều sản phẩm khảm trai, sơn mài… Nghề khảm trai tập trung ở làng Chuôn Ngọ; sơn mài ở làng Bối Khê. Sự trù phú của các làng nghề minh chứng bằng những dãy nhà cao tầng khang trang, hiện đại, đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ, thông thoáng...

Sản phẩm của Chuyên Mỹ khá tinh xảo, đa dạng, được khách hàng trong nước và thế giới ưa chuộng bởi sự độc đáo, giá cả hợp lý. Từ nguyên liệu vỏ trai/ốc, với bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, sáng tạo của người thợ qua nhiều công đoạn (mài, cắt, đục, gắn…) đã tạo nên sản phẩm độc đáo, đặc biệt thu hút khách hàng chuộng đồ thủ công, mỹ nghệ. Bởi vậy, sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ mạnh tại các thị trường “kỹ tính”: Anh, Nga, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Nhờ vậy, người làng nghề luôn có việc làm và thu nhập khá so với mặt bằng chung trong huyện. Nhiều chủ cơ sở có doanh thu từ vài tỷ đến vài chục tỷ mỗi năm; đồng thời, tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong vùng với thu nhập từ vài trăm đến gần 1 triệu đồng/người/ngày…

Theo Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ Vũ Quốc Thương, toàn xã có hơn 1.350 cơ sở sản xuất (ở cả 7/7 thôn) làm nghề khảm trai và chế biến nguyên liệu, mộc; gần 90% số gia đình trong xã làm nghề và có người làm nghề. Ngoài ra, Chuyên Mỹ còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương lân cận tham gia công đoạn đơn giản. Các làng nghề đang phát triển, bỗng dưng đối diện với khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến hàng nghìn hộ sản xuất và người lao động bị sụt giảm việc làm và thu nhập nên ai cũng lo lắng…

Trò chuyện với chủ cơ sở sản xuất Soi Hà ở thôn Bối Khê, anh Đinh Văn Soi cho biết: Thời điểm này cơ sở sản xuất của anh bị chững lại bởi đầu ra không thuận lợi. “Sản phẩm của chúng tôi chủ yếu xuất khẩu nên từ đầu năm đến nay, khi thế giới xuất hiện dịch Covid-19, giao thương ngưng trệ, không những khó ký được hợp đồng mới mà đơn hàng đã ký cũng bị ứ đọng. Hiện, cơ sở của tôi chỉ duy trì vài ba lao động tại xưởng và 5-7 gia đình làm tại nhà để hoàn thiện đơn hàng cũ. Do giảm đơn hàng, việc cũng phải cắt 60-70%.

Anh Soi cho biết thêm, trước đây, những tháng cuối năm là thời điểm cả làng hối hả làm ngày đêm cho kịp các hợp đồng. Riêng cơ sở của anh, mỗi năm xuất khẩu 7-8 container hàng, doanh thu 7-8 tỷ đồng/năm, thì năm nay chỉ còn 2-3 container và doanh thu cũng giảm theo, chỉ đạt 1/3 so với mọi năm. Với người lao động, trước đây thu nhập 3-10 triệu đồng/tháng (tùy tay nghề) thì nay cũng bị giảm theo hoặc không có việc làm…

Chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị Bình - chủ cơ sở sản xuất Bình Thành ở thôn Bối Khê cũng cho hay, hiện giờ chỉ duy trì 5 người và 10 gia đình nhận khoán để hoàn thành hợp đồng cũ.

Cần sự hỗ trợ

Để ứng phó, anh Đinh Văn Soi cho biết sẽ tận dụng thời gian trống, tập trung tìm tòi, tham khảo, tạo mẫu mã mới cho đơn hàng sắp tới; đồng thời, tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tại châu Á. Về lâu dài, chúng tôi mong được các cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” - anh tâm sự.

Trước những khó khăn bởi dịch kéo dài, chủ xưởng trẻ Đinh Văn Soi hi vọng: “Dịch bệnh ở Việt Nam và toàn cầu chắc chắn sẽ sớm được khống chế. Rồi đây, các làng nghề ở Chuyên Mỹ chắc chắn sẽ sôi động trở lại để đưa sản phẩm đi khắp thế giới và người làm nghề quê tôi sẽ không thiếu việc làm, thu nhập cũng sẽ tăng cao”.

Thông tin thêm về khó khăn của các làng nghề, ông Lâm Hữu Đào, cán bộ văn hóa xã Chuyên Mỹ cho hay, khi việc làm bị cắt giảm, nhiều lao động trẻ ở làng tạm chuyển sang công việc khác để có thu nhập như: Buôn bán, tư vấn bảo hiểm… Song, trước tình hình khó khăn chung, làm bất cứ việc gì cũng không dễ dàng. Dù vậy, người làng nghề vẫn động viên nhau cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn chờ dịch bị đẩy lùi…

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.