Mốc son khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội Phụ nữ

Chia sẻ

LTS: Phát huy truyền thống 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, và truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến anh hùng, các cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô không khỏi tự hào về những đóng góp không nhỏ của mình trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tổ chức Hội vững mạnh.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng măng tây tại xã Yên Viên, huyện Gia LâmCác đại biểu tham quan mô hình trồng măng tây tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm

Từ số báo này, Báo Phụ nữ Thủ đô khởi đăng loạt bài về những mốc son chói lọi, vẻ vang của tổ chức Hội Phụ nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Kỳ 1: Chung tay xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã có nhiều đóng góp hiệu quả trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình số 02 - Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” và cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bộ mặt nông thôn, từ đó đã có nhiều khởi sắc.

Nhiều mô hình xây dựng nông thôn sáng tạo, hiệu quả

Những ngày này, con đường do Hội LHPN xã Yên Viên, huyện Gia Lâm đảm nhiệm chăm sóc kéo dài 700m từ xóm 8, thôn Lã Côi đến trụ sở UBND xã Yên Viên đang rực rỡ muôn sắc hoa ngũ sắc, chiều tím, mười giờ, chuỗi ngọc… Theo chị Nguyễn Thị Lan Anh – Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Viên, trước đây, 2 bên tuyến đường này chỉ có cỏ mọc hoang, rác thải. Năm 2018, vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, gần 200 hội viên phụ nữ xã đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh hai bên đường, sau đó san đất trồng hoa. Kinh phí mua hoa khoảng trên 63 triệu đồng đều do huy động nguồn xã hội hóa. Hội PN xã còn phân công các chi hội định kỳ chăm sóc tuyến đường và mở rộng mô hình ra các địa bàn khác. Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn xã Yên Viên đã có 4 tuyến đường nở hoa dài trên 1.500m, 1 đoạn đường “Cổng nhà có hoa” dài 200m với 50 chậu hoa ốp cổng.

Mô hình tuyến đường nở hoa, chỉ là một trong nhiều công trình do cán bộ, hội viên phụ nữ đảm nhiệm, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhờ đó, năm 2019, Yên Viên là 1 trong 2 xã của huyện Gia Lâm đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ông Nguyễn Văn Kỷ, Bí thư Đảng ủy xã Yên Viên, huyện Gia Lâm chia sẻ, Hội LHPN xã đã phát động, triển khai phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới” tại địa phương với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Đặc biệt, chị em đã tích cực tham gia thực hiện nhiều tiêu chí về môi trường, phát triển kinh tế…

Chị Nguyễn Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm chia sẻ: Cùng với tiêu chí về môi trường, các cấp Hội LHPN huyện còn tích cực giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Trong đó, Hội đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề mới, tạo việc làm tại chỗ, cho vay vốn và hỗ trợ thành lập các mô hình kinh tế tập thể như mô hình tổ liên kết, tổ hợp tác. Cũng từ sự hỗ trợ của Hội, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 4 tổ liên kết, 6 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn đã ra đời với tổng số hội viên tham gia là gần 200 thành viên, đem lại thu nhập ổn định từ 7 - 10 triệu đồng/thành viên/tháng. Nhiều sản phẩm rau an toàn của các tổ liên kết, tổ hợp tác của huyện hiện đã khẳng định được thương hiệu, được đưa vào bán tại nhiều siêu thị lớn trong cả nước.

Sóc Sơn là huyện thuần nông, đất rộng, bạc màu, đời sống nhân dân còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Từ năm 2009, thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội LHPN Sóc Sơn cũng đã tích cực vào cuộc, đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Huyện Hội đã xác định lộ trình cụ thể, tập trung làm tốt 3 việc cơ bản là tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo; đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và tích cực giới thiệu việc làm, đào tạo, dạy nghề cho phụ nữ. Các cấp Hội đã đăng ký giúp 100% hộ nghèo, cận nghèo được thoát nghèo bền vững. Nhờ những nỗ lực không ngừng, trong những năm qua, năm nào, Hội LHPN huyện cũng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo. Đặc biệt, chỉ tiêu giúp hộ phụ nữ thoát nghèo từ 15,04% năm 2010 đã xuống chỉ còn 1,06% năm 2019. Đến nay 25/25 xã ở Sóc Sơn đều đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí hộ nghèo đạt dưới 2%.

Tính đến nay, trong tham gia xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã duy trì và tham gia xây dựng được 705 “Điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường” tại các khu dân cư; đảm nhận các phần việc trồng cây xanh, cây hoa các loại, tổ chức vẽ tranh, trang trí bích họa, làm đẹp cho khuôn viên nhà văn hóa tại khu dân cư. Các cấp Hội PN đã xây dựng được 1.557 đoạn đường nở hoa; xây dựng mô hình “Sạch đồng ruộng”; xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết phát triển kinh tế như HTX, tổ/ nhóm liên kết (hỗ trợ thành lập 13 hợp tác xã, 19 tổ hợp tác, 39 nhóm liên kết do phụ nữ làm chủ, 135 điểm phân phối thực phẩm sạch do các chuỗi sản xuất an toàn của thành phố tới người tiêu dùng; tín chấp cho vay vốn từ các chương trình hơn 6.000 tỷ đồng giúp phụ nữ phát triển kinh tế…

Tương tự, năm 2012, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ đã được TP chọn làm điểm mô hình xây dựng nông thôn mới. Từ thời điểm đó, Hội LHPN xã Võng Xuyên đã xác định để có thể xây dựng nông thôn thành công, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, và tất nhiên, không thể thiếu vai trò của tổ chức Hội. Kết quả, Hội đã vận động xây dựng 182/182 tuyến đường xóm ngõ có nắp đậy rãnh thoát nước, 17 tuyến đường giao thông nội đồng với tổng kinh phí đầu tư 16,5 tỷ đồng; duy trì mô hình tiết kiệm tại chi hội gần 1,1 tỷ đồng cho chị em vay phát triển kinh tế; vận động 363/363 gia đình thực hiện việc tang văn minh. Sự góp sức không nhỏ của cán bộ, hội viên phụ nữ đã góp phần giúp Võng Xuyên chỉ sau 2 năm đã về đích nông thôn mới và hiện nay đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Tiếp tục phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Theo đồng chí Lê Kim Anh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô, trong những năm qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu qua Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình số 02 - Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” và cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Mốc son khẳng định vai trò, vị trí của  tổ chức Hội Phụ nữ - ảnh 2

Nổi bật là các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tích cực hỗ trợ giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa, các mô hình tham gia bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh, trong giai đoạn hiện nay, các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới đang tích cực thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Các cấp Hội Phụ nữ vì thế cũng đã và đang lựa chọn nội dung phù hợp để tiếp tục phát huy vai trò của mình trong thực hiện nông thôn mới nâng cao. Trong đó, quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nếp sống văn hóa.

“Hiệu quả của các cấp Hội PN trong tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần quan trọng vào thành quả chung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố” - đồng chí Lê Kim Anh cho biết.

Theo ông Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng điều phối chương trình Xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội cho biết: Để có thể hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2020 có ít nhất 4 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, rất cần có sự tiếp tục vào cuộc của các cấp Hội Phụ nữ TP vì chị em phụ nữ vừa là chủ nhân, vừa là động lực trong xây dựng nông thôn mới.

Thanh Lan

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.