Tiếp tục rà soát tất cả các dự án hồ chứa nước

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 2-11, Quốc hội khóa XIV tiếp tục kỳ họp thứ mười, trong phiên họp tại tổ, đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đã có nhiều ý kiến đóng góp cho báo cáo kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021.

Các nội dung Quốc hội họp ở tổ, thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. 

Đại biểu Nguyễn Thị MaiĐại biểu Nguyễn Thị Mai

Đại biểu Nguyễn Thị Lan: Cần hoàn thiện chính sách phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới

Đại biểu Nguyễn Thị Lan đồng tình cao việc chuyển đổi hồ chứa nước vì các dự án có thời gian thực hiện kéo dài, khó khăn về nguồn vốn, pháp luật thay đổi, thiết kế trồng rừng cũ không còn phù hợp… Các tỉnh Ninh Thuận và Nghệ An có tỷ lệ che phủ rừng khá cao, các dự án hồ chứa nước phù hợp với chiến lược quy hoạch thủy lợi của tỉnh, quy định pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, lưu ý thực hiện dự án một cách hài hòa với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả ngân sách, công tác trồng rừng thay thế, rà soát đánh giá lại tác động môi trường để phát triển bền vững.

Đại biểu Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục rà soát tất cả các dự án hồ chứa nước chứ không chỉ hai dự án này, không để tình trạng vướng về tác động môi trường nên dự án bị chậm tiến độ, gây lãng phí ngân sách.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng đánh giá cao việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ, trong năm 2020 đất nước khó khăn chồng chất như dịch bệnh, bão lũ…, đến nay kinh tế vẫn phát triển tốt và được quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, ngành nông nghiệp có những bước phát triển bền vững trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó việc chuyển đổi cơ cấu hợp tác xã (HTX) đạt những hiệu quả tích cực. Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, để phát triển bền vững, hình thành HTX kiểu mới thì việc tổ chức sản xuất, kết nối chuỗi với các thị trường và truy xuất nguồn gốc là những vấn đề quan trọng. Đại biểu cũng nêu thực trạng hiện nay việc xây dựng các HTX kiểu mới còn nhiều vấn đề, HTX đúng nghĩa theo mô hình mới, đúng theo chuẩn mực quốc tế thì chưa có nhiều mà chủ yếu là biến tướng, núp theo bóng doanh nghiệp…

Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, vai trò của người dân rất quan trọng trong phát triển mô hình HTX kiểu mới. Trong đó, xã viên vừa sở hữu tài sản của mình vừa sở hữu tài sản của HTX, vừa sử dụng dịch vụ trong HTX và ngoài HTX. Vì vậy, đại biểu đề nghị, để phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cần rà soát lại mô hình các HTX theo kiểu mới và áp dụng theo chuẩn quốc tế. Việc cần làm là nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới; nhận diện, phân tích đánh giá các mô hình HTX đang làm tốt để nhân rộng; tạo dựng môi trường pháp lý hoàn thiện để HTX sống được bằng chính nội lực; làm tốt mối quan hệ giữa nông dân với HTX, HTX với các doanh nghiệp, kết nối các nhà khoa học công nghệ để đưa hàm lượng khoa học công nghệ vào trong sản xuất; tăng cường dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để nông dân yên tâm canh tác; kiện toàn công tác quan lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về hợp tác xã, tránh chồng chéo.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường tổ chức sản xuất qua các tổ HTX. Ví dụ điển hình ở Hà Nội, mô hình khoa học công nghệ chỉ ứng dụng khoảng 30%, sắp tới cần nâng lên 70% ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, cần rà soát lại đất lúa và đất trồng lúa, hai khái niệm khác nhau, chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác để khắc phục tình trạng hoang hóa, tuy nhiên nhưng vướng thủ tục.

Đại biểu Vũ Thị  Lưu MaiĐại biểu Vũ Thị Lưu Mai        

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Cần rà soát lại chỉ tiêu để đáp ứng tình hình mới.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng các báo cáo đưa ra bối cảnh kịch bản chỉ tiêu tăng trưởng cần được rà soát lại toàn bộ để đáp ứng tình hình mới. Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia là điểm mới, tạo được bức tranh tổng thể. Bám sát nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu chưa đạt được như tổng mức đầu tư phát triển, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… cần được phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đại biểu đề nghị tính trung lập của thuế, các quy định về miễn giảm thuế cần được rà soát lại. Đồng thời, về kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được đánh giá hiệu quả đầu tư công trong kết quả đầu ra; phân cấp quản lý đầu tư công; giải ngân vốn đầu tư công, việc điều chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác còn chưa quyết liệt.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai các chương trình mục tiêu quốc gia thì ở đâu đó vẫn còn tồn tại bệnh thành tích, công nhận nông thôn mới nhưng nợ tiêu chí, xã không còn hộ nghèo nhưng dân vẫn còn khổ.   

Đại biểu Ngọ Duy HiểuĐại biểu Ngọ Duy Hiểu

 Đại biểu Ngọ Duy Hiểu:

Theo đại biểu Ngọc Duy Hiểu, dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến người lao động, theo thống kê dịch bệnh đã làm cho xu hướng nghèo hóa gia tăng, sụt giảm mạnh về tiền lương đến 50%, lương một số ngành giảm cao như giao thông vận tải, du lịch giảm sâu đến 70-80%. Có đến 60% người lao động được hỏi phải chi tiêu thắt lưng buộc bụng, 40% người lao động phải giảm dinh dưỡng bữa ăn, 27% phải giảm việc học tập, nâng cao tay nghề, 13% phải giảm việc khám chữa bệnh và cũng tỷ lệ đó đã giảm hạnh phúc gia đình. Vì vậy, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng cần có các giải pháp quan tâm hỗ trợ cho người lao động trong khi gói hỗ trợ đến người lao động rất ít, chỉ có 402 nghìn người được thụ hưởng do chính sách chưa gần với cuộc sống, người lao động đang gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh kéo dài có thể một lực lượng trong lao động thất nghiệp sẽ vi phạm pháp luật và làm nảy sinh các vấn đề xã hội.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu cũng nêu ra 5 kiến nghị, trong đó tập trung duy trì thị trường lao động, việc làm, nhất là đối với những đối tượng yếu thế, doanh nghiệp coi đây là cơ hội nâng cao tay nghề để người lao động tiếp cận việc làm sau dịch. Đồng thời Chính phủ phát huy hơn nữa cơ hội tận dụng các hiệp định thương mại, tiếp cận các thị trường để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tiếp tục mở cửa thận trọng, có kiểm soát, tập trung phát triển thị trường trong nước.

Cũng theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, các gói kích thích kinh tế cần hướng tới các động lực phát triển dài hạn, cho các doanh nghiệp tăng trưởng trong dài hạn chứ không chỉ trong thời gian ngắn và phát huy vai trò của nông nghiệp trong vai trò là bà đỡ cho nền kinh tế.       

Đại biểu Trần Thị Quốc KhánhĐại biểu Trần Thị Quốc Khánh

 Trần Thị Quốc Khánh: Không thể miễn phí hết cho khám chữa bệnh Covid-19

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, chúng ta đang ở trong điều kiện bình thường mới. Chiến thắng dịch bệnh đã chứng minh trí tuệ và năng lực của đội ngũ y bác sĩ, các nhân viên y tế… Năng lực của ngành y tế Việt Nam là điểm sáng toàn cầu trong bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19, trong đó, nhiều nước ghi nhận số người chết và phải phong tỏa đất nước đợt 2-đợt 3. Chúng ta cần phát huy tối đa nguồn lực, cũng như sự đồng lòng của người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Đại biểu khẳng định: “Tôi thấy bất cứ việc gì có người dân đồng lòng tham gia sẽ đều làm được”.

Đại biểu cho rằng: “Tôi chưa thấy có chủ trương liên quan đến Covid-19”. Vì vậy, đại biểu đề xuất phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến khám, chữa bệnh Covid-19, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm có nói là miễn phí hết, nhưng hiện không thể miễn phí toàn bộ. “Chúng ta làm thí điểm thu phí cách ly với người ở nước ngoài về là điều cần thiết và chúng ta cần làm căn cơ hơn, và sơm sửa đổi Luật”- đại biểu Khánh nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Thị  Quốc Khánh nêu, phòng chống việc buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã, vốn là nguồn nghi ngờ làm bùng phát dịch Covid-19. Đặc biệt, khi bước sang mùa Đông, với điều kiện dễ dàng cho dịch bệnh bùng phát. Phòng chống thiên tai, nhất là đồng bào miền Trung vừa đang vật lộn khắc phục hậu quả vừa chuẩn bị đón bão số 10. Trên báo chí, dư luận có nhắc đến nguyên nhân lũ quét, sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng là do diện tích rừng thu hẹp và thuỷ điện xả lũ.

Đại biểu cũng đặt vấn đề “Tại sao những thủy điện lớn không có vấn đề gì, nhưng các thuỷ điện nhỏ và vừa lại góp phần gây lũ lụt nhiều? Rõ ràng ở đây có vấn đề về tàn phá môi trường, sạt lở đất”. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhấn mạnh: “Vấn đề này chúng ta không thể ngồi yên nhìn được. Chúng ta phải có hành động ngay, không để mỗi lần xảy ra lũ lụt các đoàn cứu hộ đi vào lại bị bủa vây, đe doạ bởi sạt lở đất. Cần phải ứng dụng khoa học công nghệ, có bản đồ sạt lở cho các đoàn đi cứu hộ”.       

Đại biểu Nguyễn Anh TríĐại biểu Nguyễn Anh Trí

Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Người dân miền Trung sẽ bị bần cùng hóa nếu không được hỗ trợ phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2020 đạt được đều không như kế hoạch đã đề ra, tuy nhiên cử tri hài lòng bởi trong bối cảnh thế giới cũng khó đạt được bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, ấn tượng ngành nông nghiệp nước ta đã khẳng định được vai trò trụ đỡ, xuất khẩu tăng, đạt gần 17 tỷ USD trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm. Hiệp định EVFTA là thắng lợi rất quan trọng của nước ra, mở ra đại lộ lớn để hội nhập với kinh tế thế giới.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, qua thiên tai, dịch bệnh thể hiện được tình người của người Việt Nam, là bài học để giáo dục thế hệ trẻ, thể hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ trong điều hành kinh tế - xã hội trong thiên tai và dịch bệnh. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần nắm bắt cơ hội khi nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại, chuyển dịch để tăng tốc sau dịch. Qua lũ lụt, nếu không được hỗ trợ phù hợp sẽ bị khiến nhiều người dân miền Trung sẽ bị bần cùng hóa, do đó Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ để khôi phục kinh tế miền Trung.

Đại biểu Dương Quang ThànhĐại biểu Dương Quang Thành         

Đại biểu Dương Quang Thành: Cần xem xét yếu tố thị trường khi tái cơ cấu doanh nghiệp

Đại biểu Dương Quang Thành cho rằng, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cổ phần hóa thoái vốn cần được rà soát lại các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa cụ thể; sửa lại một số quy định. Đại biểu nhấn mạnh, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cần xem xét yếu tố thị trường, tránh đưa ra các mục tiêu quá tham vọng; tái cơ cấu lại nợ của Chính phủ.         

Đại biểu Hoàng Văn CườngĐại biểu Hoàng Văn Cường

Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu kinh tế hiện đang tăng trưởng theo hình chữ V thì dự kiến tăng trưởng 6% trong năm 2021 thì là thấp, cần nâng lên cao hơn ít nhất từ 6,8% đến 7%.  Kế hoạch 2021 - 2025 cần đánh giá lại nếu không sẽ bị lạc hậu như: Công tác thu, chi ngân sách trên GDP nên cần dựa trên cơ sở GDP đánh giá lại.

Đại biểu Nguyễn Quốc HưngĐại biểu Nguyễn Quốc Hưng

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nhấn mạnh cần liên kết giữa các địa phương và các ngành trong triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển du lịch tại các địa phương miền núi, là định hướng chiến lược để xóa đói giảm nghèo        

Đại biểu Đỗ Đức Hồng HàĐại biểu Đỗ Đức Hồng Hà

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đánh giá thêm công tác quản lý người nước ngoài trong phòng chống tội phạm liên quan đến người nước ngoài, mạng xã hội đưa ra nhiều thông tin phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, xâm hại đến quyền con người, nhất là trẻ em. Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ thêm giải pháp, nhất là thanh tra kiểm tra về công nghệ thông tin; thu hồi tài sản tham nhũng, tỷ lệ thu lại còn rất khiêm tốn nên cần làm rõ Chính phủ có giải pháp đột phá gì để thu hồi tốt tài sản tham nhũng. Đánh giá lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, truyền thông chính trị cho ngư dân để yên tâm bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền đất nước.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.