Thay đổi nhận thức khi tham gia CLB lao động giúp việc gia đình

Chia sẻ

Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt CLB lao động giúp việc gia đình tại các quận: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, các thành viên CLB đều mạnh dạn, tự tin chia sẻ về sự thay đổi từ khi tham gia CLB, bởi họ có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm để áp dụng vào công việc và cuộc sống.

Bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghịBà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Những câu chuyện thay đổi được viết ra

Đánh giá sơ kết 9 tháng đầu năm thực hiện dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm”, bà Nguyễn Kim Quý - Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra, Hội LHPN Hà Nội cho biết: Khi thực hiện giãn cách xã hội, Ban quản lý dự án đã chỉ đạo Hội PN các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng hướng dẫn 15 CLB dừng tổ chức sinh hoạt quý I/2020, nhưng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội zalo, facebook… để kết nối thu thập thông tin, nắm bắt tình hình của các thành viên CLB.

Đặc biệt, rất nhiều chị em thành viên CLB đã hào hứng tham gia phong trào viết “Câu chuyện về sự thay đổi từ khi tham gia CLB lao động giúp việc gia đình” do dự án phát động. Hiện nay, Ban quản lý dự án đã nhận được 13 câu chuyện về sự thay đổi của lao động giúp việc gia đình (GVGĐ).

Trong bài viết gửi về dự án, chị Hồ Hoài Lộc, Chủ nhiệm CLB lao động GVGĐ phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân đã mạnh dạn chia sẻ: “Lần đầu xin được vào một gia đình làm giúp việc, tôi lạ lẫm với mọi thiết bị, nội thất, nội trợ. Tôi không biết bắt đầu từ đâu nên làm theo thói quen ở quê. Nhưng dù làm chăm chỉ cả ngày lẫn đêm vẫn nhận lại những cái lắc đầu và những tiếng thở dài chán nản “làm chả nên hồn”… Do chỉ thỏa thuận bằng miệng khi đến làm việc nên khi tôi ra đi không được chủ nhà trả một đồng nào. Lần sau, tôi tìm đến một gia đình ở khu Royal City, họ đã nhận tôi vào làm giúp việc. Tại đây, tôi có cơ hội gặp được chị em giúp việc trong khu dân cư rủ đến với CLB lao động GVGĐ tại phường Thượng Đình.

Lúc đầu, tôi còn bỡ ngỡ, nhưng kể từ khi tham gia sinh hoạt CLB giống như một đại gia đình, như một trường dạy nghề và là nhịp cầu hội tụ, kết nối những người giúp việc đến từ nhiều tỉnh và vùng miền khác nhau. Tôi xem đây là cơ hội để rèn luyện và học hỏi, tiếp cận thay đổi bản thân, giúp tôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của người giúp việc, hiểu biết pháp luật, kiến thức và kỹ năng nghề. Tôi cũng được học một số kỹ năng mềm như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý thời gian cho mỗi công việc, đạo đức nghề giúp việc gia đình. Tôi đã hiểu và ký hợp đồng lao động với chủ nhà. Bản thân không còn tự ti với nghề giúp việc. Tôi rất tự hào vì biết rằng ai tham gia vào CLB đều trưởng thành và có kỹ năng với nghề”.

Mở rộng kết nối sinh hoạt bằng nhiều hình thức

Ông Lê Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cho biết: Không chỉ viết tiếp câu chuyện về sự thay đổi khi tham gia sinh hoạt CLB, mà trong 9 tháng đầu năm 2020, dự án còn phối hợp với Ban Chủ nhiệm các CLB đã tổ chức 6 cuộc tập huấn cho thành viên Ban Chủ nhiệm CLB và lao động GVGĐ nòng cốt về các kỹ năng như: viết tin bài đăng trên trang web gfcd.org.vn, kỹ năng quản lý điều hành CLB, vận động thuyết phục ký kết hợp đồng lao động, kỹ năng thu hút các thành viên mới tham gia sinh hoạt CLB… Qua đó, các thành viên CLB được cung cấp nhiều kiến thức, được trao đổi, thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ đề sinh hoạt do CLB, từ đó có thêm kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống. Ban chủ nhiệm và một số lao động GVGĐ nòng cốt đã hoạt động tích cực hơn trong việc vận động các thành viên CLB ký kết hợp đồng lao động giữa chủ nhà và người lao động.

Tính đến nay, hơn 163 hợp đồng lao động đã được ký kết giữa chủ nhà và lao động GVGĐ, trong đó CLB Nhân Chính, quận Thanh Xuân có 21 hợp đồng lao động được ký kết. Trong thời gian tới phấn đấu đến tháng 8/2021 đạt chỉ tiêu ít nhất 50% thành viên CLB lao động GVGĐ được ký kết hợp đồng lao động.

Phát biểu kết luận hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm thực hiện Dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” và triển khai kế hoạch hoạt động quý IV/2020 ngày 30/10, bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đánh giá cao các hoạt động của CLB thời gian qua. Trong thời gian tới, Ban chủ nhiệm CLB tổ chức hiệu quả sinh hoạt CLB trong quý IV tại 3 quận thực hiện dự án tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao kỹ năng cho lao động GVGĐ, thời gian sinh hoạt phù hợp; tổ chức tổng kết hoạt động dự án năm 2020 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2021. Tính đến hết năm 2021, khi dự án kết thúc, ngoài việc tổ chức các buổi sinh hoạt trực tiếp, cần mở rộng kết nối sinh hoạt chị em trên các trang mạng xã hội, trang mạng giúp việc gia đình của GFCD Hội Phụ nữ các quận huyện quan tâm hơn nữa và đồng hành với người lao động trong việc vận động chủ sử dụng lao động ký kết tiếp các hợp đồng lao động cho người GVGĐ. Đặc biệt trong thời gian tới Dự án sớm cung cấp thông tin cho lao động GVGĐ trên trang web nhất là những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội và phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động cho lao động GVGĐ.

Bài và ảnh THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.