Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề SGK phải có sự “trao đi, đổi lại”, tiếp thu một cách cầu thị

Chia sẻ

Tại phiên thảo luận sáng 4/11 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu, ghi nhận những ý kiến tâm thuyết, trách nhiệm với mong muốn góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho ngành giáo dục để có bộ SGK tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Nói về vấn đề SGK, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh từ nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, giáo viên và người dân khác. “Tất cả các ý kiến đó đều rất tâm huyết, rất trách nhiệm, với một mong muốn là góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho ngành giáo dục để có một bộ sách giáo khoa thật tốt, để thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Theo Luật Giáo dục mới sửa đổi đã quy định rất rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về SGK ở tất cả các khâu, từ hướng dẫn, quy trình biên soạn, quy trình thẩm định, phê duyệt sách… Dù không thuộc thẩm quyền trực tiếp, nhưng giống như các vấn đề giáo dục khác, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt rất quan tâm.

Chính phủ trong các phiên họp gần đây đều thảo luận về vấn đề SGK. Thủ tướng Chính phủ nhắc rất nhiều lần, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp 2 lần họp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cộng với các chuyên gia, kể cả những người tham gia thẩm định và viết chương trình và rất nhiều cuộc trao đổi riêng.

“Cá nhân tôi nhiều lần gặp từng đồng chí và các thầy, cô giáo cũng thấy sơ bộ mọi người đều có cùng quan điểm: Sai đến đâu, sai mức nào thì phải tham khảo cơ quan chuyên môn. Riêng cuốn tiếng Việt của nhóm Cánh diều đã được Bộ thẩm định và phê duyệt là có lỗi, có sai sót, có sạn, tùy theo cách dùng từ nhưng là có và lỗi này cần phải được tiếp thu một cách rất cầu thị, một cách rất khoa học để tiếp thu.

Có những việc liên quan đến chuyên môn về dạy ngôn ngữ cho trẻ mới bắt đầu đi học, người bình thường không hiểu thì phải trao đi, đổi lại một cách cởi mở và trên hết là cầu thị. Qua các lần làm việc, Thủ tướng Chính phủ và cá nhân tôi đã trực tiếp yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng tinh thần như vậy. Đồng chí Bộ trưởng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, với Chính phủ và với cá nhân tôi là đồng chí Bộ trưởng đã nhìn nhận rõ là có sai sót và trách nhiệm thuộc về Bộ, trong đó trách nhiệm theo luật định là thuộc về Bộ trưởng, phải chỉ đạo và Bộ trưởng cũng đã có các bước chỉ đạo” – Phó Thủ tướng nói.

Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiêm túc, nghiêm khắc rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy trình biên soạn, thẩm định để SKG lớp 2, lớp 6 năm nay và các năm tiếp theo không xảy ra tình trạng như vậy nữa. “Còn tới đây, chúng ta làm như thế nào. Có rất nhiều việc phải nói. Tôi chỉ xin thưa một điều là có rất nhiều việc bộ không thông tin kịp thời và không có sự trao đi, đổi lại một cách cần thiết" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể hoàn thành bộ SGK không có sự đóng góp đông đảo của đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục, đặc biệt là toàn thể nhân dân.

"Chúng tôi đã chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tận dụng công nghệ thông tin, đưa các bản thảo sách giáo khoa lên sớm trước khi phê duyệt, thậm chí là trong quá trình thẩm định để mọi người dân, trong đó có rất nhiều giáo viên và những người có kinh nghiệm dạy trẻ người ta sẽ góp ý, qua đó mình tiếp thu, chắt lọc những ý kiến đúng để tiếp thu. Những ý kiến nào chưa đúng thì mình có giải thích lại để toàn xã hội đồng thuận, vì tất cả chúng ta đều vì tương lai của đất nước, đều vì con cháu" - Phó Thủ tướng khẳng định.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.