Giải pháp nào để hồi sinh sông Tô Lịch?

Chia sẻ

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vào sáng 9/11, đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) lần thứ 3 nêu chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm của các dòng sông Đáy, sông Nhuệ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 9/11.Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 9/11.

Trả lời đại biểu Thế, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận vấn đề ô nhiễm trên không chỉ riêng về lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mà xảy ra với các lưu vực sông trong cả nước hiện nay; và tình hình ô nhiễm trong thời gian vừa qua chưa được khắc phục một cách triệt để.

Với lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đề xuất, báo cáo và nhận diện nguyên nhân. Theo đó, 65% nguồn thải là từ Hà Nội, và nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt. Thực trạng này diễn ra trong hầu hết các lưu vực.

"Hiện nay, Chính phủ cũng như các địa phương đã đầu tư trên 20.000 tỷ để thực hiện những bước ban đầu như: giám sát đầu tư các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn Hà Nội, Hà Nam, xử lý nạo vét, cũng như trồng lại rừng đầu nguồn tại Hòa Bình... Đương nhiên, bài toán quan trọng nhất chính là kiểm soát nước thải sinh hoạt" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bộ trưởng Hà cũng thông tin thêm: Hiện nay, các khu công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã bước đầu đầu tư hệ thống xử lý nước thải, dự kiến khoảng năm 2021 sẽ hoàn thành một số công trình; ở Hà Nam, cũng đã đầu tư 3 trạm xử lý; đầu tư các trạm xử lý nước thải với công trình chất thải rắn, các trạm xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường ở Nam Định.

"Theo đánh giá, hiện có 60 - 90% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường (tính từ nay cho đến năm 2021). Đây là một vấn sẽ được nêu ra trong Luật Bảo vệ môi trường thời gian tới. Theo đó, nếu tình trạng nước thải và chất lượng nước không đáp ứng còn tiếp diễn thì sẽ không có chuyện cho lượng nước đó thải ra môi trường" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Liên quan tới việc xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường nêu giải pháp trước mắt là điều tiết trạm bơm, tức là xử lý nước thải từ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch và sẽ vận hành cây trạm cống Thanh Liệt, Trạm bơm Yên Sở, trong đó có việc đưa nước thải ra Sông Hồng, cũng như hút nước Sông Hồng để pha đối với giai đoạn ô nhiễm.

"Đối với Hà Nam, đây là giải pháp có thể nói trước mắt, còn về lâu dài cần phải thực hiện nghiêm túc theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Với những khu vực đã vượt quá tải, vấn đề nước thải ô nhiễm không được xử lý, chúng ta kiên quyết không cho nước thải xảy ra. Còn đối với nước thải sinh hoạt, cần có cơ chế công tư để chúng ta đầu tư hạ tầng và xử lý một cách triệt để nước thải sinh hoạt" - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.