Cần cân nhắc thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

Chia sẻ

Sáng 13/11/2020, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

Quang cảnh phiên góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV ngày 13/11.Quang cảnh phiên góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV ngày 13/11.

Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) hiện được xây dựng với bố cục gồm 8 chương, 69 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Quá trình triển khai thi hành Luật đã thu được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng, chống ma túy.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành… do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.

Bên cạnh đó, do sự thay đổi tình hình, một số quan hệ xã hội mới xuất hiện liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhưng chưa có quy định của luật để điều chỉnh.

Ngày 16/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” trong đó xác định “sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống ma túy, có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy…”.

Đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh - đoàn Cà Mau góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy.Đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh - đoàn Cà Mau góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy.

Thảo luận tại hội trường, đa số các đại biểu đồng ý với việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết, khách quan để thể chế hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới.

Tuy nhiên, góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi, đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh (đoàn Cà Mau), băn khoăn về quy định tại Khoản 2 điều 24 về thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi.

Theo đó, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; 06 tháng đối với người sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó.

Đây là điểm mới, tiến bộ của Dự án Luật. Tuy nhiên, đại biểu Linh cho rằng, độ tuổi không nói lên người tiếp cận, sử dụng trái phép chất ma túy là mới hay đã lâu; cũng như liều lượng sử dụng nhiều hay ít. tình trạng sinh viên, học sinh sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng tăng và phổ biến, chứng tỏ ma túy không phân biệt độ tuổi.

Trong khi quy định như quy định ở Điều 24 là có sự phân biệt về thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là người đủ 18 tuổi trở lên với người dưới 18 tuổi. Linh cho rằng, độ tuổi. Bởi vậy, đại biểu Linh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ các căn cứ, sự khác nhau về thời hạn quản lý người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và dưới 18 tuổi. 

Cùng quan điểm với đại biểu Linh, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cũng băn khoăn rằng, việc quy định thời gian quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi sẽ hạn chế quyền của người dưới 18 tuổi so với người đủ 18 tuổi trở lên.

Trước đó, phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ về Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Tình hình hoạt động tội phạm ma tuý ngày càng phát triển, diễn biến phức tạp, xâm nhập vào giới trẻ khiến người dân lo lắng; công tác đấu tranh, phòng chống gặp nhiều khó khăn, trong khi Luật Phòng chống ma tuý sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập.

Bởi vậy, Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống ma tuý và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý".

Theo Đại tướng Tô Lâm, Dự thảo luật có những biện pháp cai nghiện, điều trị hợp lý, tính đến quyền con người. Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối của đại đa số người dân quan trọng và phải đặt cao hơn cá nhân. Trong việc xử lý tội phạm, người sử dụng trái phép ma tuý, dự luật cũng rất tôn trọng, xem xét thấu đáo về quyền con người.

THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.