Tấm gương điển hình dân vận khéo ở cơ sở

Chia sẻ

Không những giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bà Nguyễn Thị Sáng, 67 tuổi, Bí thư Chi bộ tổ 21, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 21 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội còn là tấm gương điển hình dân vận khéo ở cơ sở với những việc làm thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Từ phát huy vai trò “kép”

Chia sẻ với tôi, bà Sáng cho biết: bà từng tham gia công tác hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dù đã bước sang tuổi cần được nghỉ ngơi, sum vầy với con cháu nhưng vì công việc chung của địa phương bà sẵn sàng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Khi nhận nhiệm vụ bà Sáng không quản ngại khó khăn hay vất vả. Bà có thể làm bất kể công việc gì, từ quét dọn phòng họp, nhà văn hóa, đến việc lãnh đạo Chi bộ và các đoàn thể của địa phương như: Hội Phụ nữ, Khuyến học, Chữ thập đỏ, Người cao tuổi... Ở cương vị nào bà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tin tưởng giao cho. Bà Sáng luôn tâm niệm rằng: “Để chị em hội viên phụ nữ và người dân và làm theo thì mình phải là người đi đầu trong mọi hoạt động, miệng nói, tay làm, phải luôn luôn gần gũi, lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân dân”.

Bà Nguyễn Thị Sáng (người thứ 2 từ phải sang) cùng chị em hội viên hưởng ứng phong trào Chống rác thải nhựa bằng việc sử dụng túi thân thiện với môi trường khi đi chợBà Nguyễn Thị Sáng (người thứ 2 từ phải sang) cùng chị em hội viên hưởng ứng phong trào Chống rác thải nhựa bằng việc sử dụng túi thân thiện với môi trường khi đi chợ

Vào năm 2017-2018, cũng là thời điểm trên địa bàn phường thiếu cán bộ lãnh đạo thì công việc của các chi Hội khuyến học, Chữ thập đỏ bà Sáng cũng xung phong đảm đương luôn. Ngay cả việc các cháu thiếu nhi luyện tập để đi biểu diễn do phường, quận phát động, cũng do bà chủ trì kiêm luôn công tác hậu cần cho các cháu nhỏ. Cứ thế nhiều năm qua, ở tổ hễ có việc to, việc nhỏ cũng đều có bàn tay bà Sáng quán xuyến và vận động mọi người cùng tham gia. Mặc dù làm các công việc này bà không nhận được thù lao hay phụ cấp gì. Đặc biệt, phát huy vai trò kép vừa là Bí thư chi bộ vừa là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, bà Sáng đã khéo léo vận động hội viên và nhân dân tham gia xây dựng đô thị văn minh gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” vừa mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và nhân dân vừa góp phần tích cực nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Bà Nguyễn Thị Sáng (thứ 2 từ phải sang) cùng tác giả bài viết - bà Nguyễn Thanh Bình (đầu tiên bên trái) tặng quà cho các em học sinh đạt thành tích suất sắcBà Nguyễn Thị Sáng (thứ 2 từ phải sang) cùng tác giả bài viết - bà Nguyễn Thanh Bình (đầu tiên bên trái) tặng quà cho các em học sinh đạt thành tích suất sắc

Đến hết lòng vì cộng đồng

Là Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, Chi hội trưởng khuyến học, ở nhiệm vụ nào bà Sáng cũng phát huy hết sở trường của bản thân. Nhưng với bà, vui nhất là được làm hết sức của mình, được Đảng tin, cán bộ, hội viên, nhân dân mến trọng. Đó là khi, trên địa bàn tổ 21 vẫn còn nhiều gia đình có cuộc sống gặp nhiều khó khăn, vất vả. Bà đã rất trăn trở lo lắng làm sao để chị em vơi bớt khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn ấy, bà Sáng đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động chị em, tham gia các nhóm tiết kiệm tín dụng kết quả đã thu hút 70 hội viên tham gia với tổng số tiền 40 triệu/tháng và một nhóm tiết kiệm hỗ trợ không lãi suất là 30 triệu đồng với 10 thành viên và giúp đỡ 4 hội viên vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Vào dịp 20/10 năm ngoái, chị em hội viên tổ chức mổ lợn tiết kiệm được tổng số tiền gần 80 triệu đồng. Các chị lại dành số tiền tiết kiệm này để mua quà tặng chị em khó khăn. Nhiều chị được nhận quà vui mừng, phấn khởi. Lúc khó khăn, hoạn nạn, sự giúp đỡ của bà Sáng tuy nhỏ bé nhưng càng khiến chị em hội viên phụ nữ trân quý.

Bà Nguyễn Thị Sáng và bà Nguyễn Thanh Bình tặng quà cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19Bà Nguyễn Thị Sáng và bà Nguyễn Thanh Bình tặng quà cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19

Đặc biệt năm 2020, là một năm đầy biến động và khó khăn với các hộ gia đình khi dịch Covid – 19 ập đến. Có đến 90% hộ dân của tổ 21 ảnh hưởng vì dãn cách xã hội. Cuộc sống khó khăn bế tắc gấp nhiều lần bình thường. Còn nhớ vào thời điểm này, bà Sáng cũng thuộc diện F2 tiếp xúc F1 phải cách ly tại nhà. Khi đó thông tin về dịch bệnh chưa nhiều, bà Sáng rất lo cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhưng bà còn lo lắng cho người dân trong tổ 21 còn nhiều hơn.

Nhiều ngày trăn trở, bà Sáng nghĩ ra sáng kiến lập các nhóm Zalo: Nhóm Chi ủy, nhóm Chi bộ, nhóm đảng viên 2 chiều 213, nhóm cán bộ tổ dân phố... Theo đó, mọi công việc đều được các thành viên cùng bàn bạc trên zalo, công khai dân chủ, mọi người thoải mái tham gia ý kiến cho đến khi thống nhất, thành nghị quyết cùng thực thi. Cũng trên nhóm zalo bà Sáng tuyên truyền, vận động quyên góp tiền, chuyển vào tài khoản một cán bộ trong Chi ủy. Số tiền thu được bao nhiêu đều mua hết lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết như dầu, mì chính, trứng sữa… Sau đó, bà Sáng lại phân công các nhóm cử cán bộ đem đến tận nhà các gia đình gặp khó khăn để trợ giúp kịp thời. Kết quả, dưới sự lãnh đạo rõ người, rõ việc của bà Sáng đã giúp đỡ được 43 gia đình chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 có nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng.

CLB dân ca An Phú do bà Sáng làm chủ nhiệm đã thu hút đông đảo chị em hội viên tham gia, tạo sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồngCLB dân ca An Phú do bà Sáng làm chủ nhiệm đã thu hút đông đảo chị em hội viên tham gia, tạo sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồng

“Thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng 1 gói khi no”, chính vì thế ngay khi biết thông tin người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Bà Sáng lại tiếp tục đi vận động các nhà hảo tâm tham gia quyên góp ủng hộ được gần 10 triệu đồng thông qua Quỹ của MTTQ phường để ủng hộ đồng bào miền Trung ruột thịt. Đáng chú ý, cuộc vận động này thu hút cả các cụ 90 tuổi, cũng chống gậy ra nhà họp của tổ, để ủng hộ những đồng tiền mà các cụ chắt chiu tiết kiệm được. Như vợ chồng cụ Trần Thư Nguyên, Nguyễn Thị Vóc trên 90 tuổi. Cụ Nguyễn Văn Trường 90 tuổi... Việc làm của bà Sáng khiến các cụ đảng viên lão thành rất tôn trọng và quý mến, các cụ mới làm theo.

Làm công tác dân vận, học tập và làm theo gương Bác, đó là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” nên mỗi khi điều hành công việc trong Chi bộ, bà Sáng không quyết sách một mình mà luôn phát huy tập trung, dân chủ, lắng nghe ý kiến từng đảng viên. Sau đó, bà mới đề ra phương pháp thực hiện tốt nhất nghị quyết Chi bộ hàng tháng.

Một điều thuận lợi, may mắn của bà Sáng, đó là bà có một gia đình hạnh phúc. Ông Phạm Thanh Bình chồng bà Sáng luôn hết sức ủng hộ, động viên bà tham gia công tác xã hội. Được tiếp xúc, gần gũi và làm việc chung với bà Sáng đã, đang khiến tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích.

NGUYỄN THANH BÌNH
Hội viên phụ nữ tổ dân phố 21, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.