Châu Phi đang thiếu trầm trọng vắc xin COVID-19

Chia sẻ

Trong cuộc chạy đua tiêm chủng trên toàn cầu chống lại Covid-19, châu Phi dường như đang bị bỏ lại phía sau.

Tại Nam Phi, đất nước được cho là có nền kinh tế phát triển nhất lục địa cũng chỉ có 0,8% dân số được tiêm chủng đầy đủ, hàng trăm nghìn nhân viên y tế dù phải đối mặt với virus mỗi ngày nhưng vẫn không được tiêm chủng.

Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi với hơn 200 triệu dân, chỉ 0,1% được tiêm phòng đầy đủ. Con số này ở quốc gia 50 triệu dân Kenya thậm chí còn thấp hơn. Uganda đã phải thu hồi số vắc xin đáng ra được dùng cho các vùng nông thôn để chống lại dịch bùng phát ở các thành phố lớn.

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Châu Phi (ACDC) cho biết, có ít nhất 5 quốc gia tại lục địa này không nhận được một liều vắc xin nào.

Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc xin Pfizer tại Phòng khám Orange Farm gần Johannesburg. Trong cuộc chạy đua tiêm chủng, châu Phi đã bị bỏ lại phía sau.Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc xin Pfizer tại Phòng khám Orange Farm gần Johannesburg. Trong cuộc chạy đua tiêm chủng, châu Phi đã bị bỏ lại phía sau.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, lục địa 1,3 tỷ dân hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vắc xin trầm trọng, cùng lúc đó, một làn sóng nhiễm mới đang gia tăng trên khắp châu Phi.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 40% dân số của mình. Các quốc gia ở Châu Âu đang ở mức gần hoặc quá mức bao phủ 20%. Mỹ, Pháp và Đức thậm chí còn cung cấp các mũi tiêm cho thanh niên, những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 rất thấp.

Các quốc gia nghèo hơn đã cảnh báo từ năm ngoái về sự bất bình đẳng vắc xin sắp xảy ra này, vì lo ngại rằng các quốc gia giàu có sẽ tích trữ vắc xin.

Giám đốc ACDC Châu Phi, Tiến sĩ John Nkengasong - nhà virus học người Cameroon đang cố gắng đảm bảo một số quốc gia nghèo nhất thế giới có được một phần vắc xin trong một thị trường mà họ không thể cạnh tranh đã kêu gọi nhà lãnh đạo của các quốc gia giàu có gặp nhau trong tuần này tại hội nghị thượng đỉnh G-7 để chia sẻ vắc xin dự phòng và ngăn chặn một “thảm họa đạo đức”.

Nkengasong nói: “Tôi muốn tin rằng hầu hết các nước G-7 đều đang có một số lượng lớn vắc xin thừa, hãy phân phối những lô vắc xin đó. Chúng ta cần thấy vắc xin chứ không chỉ là những lời hứa và thiện chí”.

Luật sư nhân quyền Nam Phi Fatima Hasan, một nhà hoạt động vì quyền tiếp cận bình đẳng với chăm sóc sức khỏe, viết: "Mọi người đang chết dần. Thời gian chống lại chúng ta!"

HOÀNG ANH

Tin cùng chuyên mục