Tháo gỡ mọi vướng mắc để sớm có vắc-xin Covid-19 cho người dân

Chia sẻ

Dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K+ vắc-xin”. Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước đã và đang huy động, phát huy mọi nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu sớm tiêm vắc-xin cho toàn dân, tạo miễn dịch cộng đồng

Tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 là giải pháp căn cơ hiện nay giúp ngăn ngừa dịch Covid-19, để cuộc sống sớm trở lại trạng thái bình thường. ( Ảnh: T.H).Tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 là giải pháp căn cơ hiện nay giúp ngăn ngừa dịch Covid-19, để cuộc sống sớm trở lại trạng thái bình thường. ( Ảnh: T.H).

Doanh nghiệp có thể tham gia mua vắc-xin Covid-19

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, có 2 cách để các doanh nghiệp (DN) tham gia việc mua vắc-xin phòng Covid-19, đó là: Đóng góp tiền cho Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 hoặc DN trực tiếp nhập khẩu vắc-xin từ nguồn tin cậy.

Đến nay, đã có 36 công ty được phép nhập khẩu, kinh doanh vắc-xin. Các đơn vị có điều kiện tiếp cận nguồn cung vắc-xin phòng Covid-19 có thể trực tiếp làm việc với Bộ Y tế hoặc với một trong số 36 đơn vị này để nhập khẩu vắc-xin hợp pháp. Trường hợp các DN, tổ chức chưa có kinh nghiệm, chưa có đủ điều kiện nhập khẩu vắc-xin theo quy định có thể liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu vắc-xin để phối hợp thực hiện. Đối với các đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân.

“Bộ Y tế được giao là đầu mối nhập khẩu vắc-xin nhưng không có nghĩa Bộ “độc quyền” nhập khẩu mà khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp có điều kiện, khả năng tiếp cận các nguồn vắc-xin đều có thể nhập khẩu. Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý các cơ quan, đơn vị cảnh giác trước tình trạng “lừa đảo vắc-xin” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.

Liên quan đến việc đơn vị tư nhân được tham gia nhập khẩu vắc-xin, không ít doanh nghiệp còn băn khoăn về việc nếu mua được vắc-xin thì bán cho ai, tiến độ tiêm chủng như thế nào, phân bổ vắc-xin ra sao, cơ chế, văn bản hướng dẫn hoạt động này… Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: Đảng, Nhà nước sẽ nỗ lực gỡ bỏ mọi khó khăn vướng mắc về cơ chế, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để có vắc-xin sớm nhất, nhiều nhất có thể. Nhất thiết không để bất kỳ DN nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vắc-xin ngay mà lại không mua về được.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Liên Hợp quốc và hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các DN, các Hiệp hội.

“Các doanh nghiệp, các hiệp hội muốn được ưu tiên là những ai? Họ chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, trong các ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao. Vừa qua, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đưa người lao động trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp vào diện khai báo y tế bắt buộc. Tới đây, sẽ tiếp tục yêu cầu thêm các đối tượng khác. Tất cả các đối tượng đã được yêu cầu khai báo y tế đương nhiên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc-xin trước” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Huy động sức mạnh toàn dân cho Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dịch Covid-19 đang bùng phát, ngân sách Trung ương đã dành 14,5 nghìn tỷ đồng để mua vắc-xin phòng chống Covid-19.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc-xin để thực hiện tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Về cơ bản, đến nay, Việt Nam đã tiếp cận được đủ số lượng vắc-xin này. Từ tháng 8 tới, các nguồn vắc-xin Việt Nam đã đặt mua sẽ về đều. Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng.

Song song với việc tiếp nhận viện trợ và huy động nguồn lực xã hội để nhập khẩu vắc-xin Covid-19 trên thế giới, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước, mua bản quyền vắc-xin, tiếp cận chuyển giao vắc-xin, hợp tác trong nghiên cứu, liên doanh liên kết các đơn vị sản xuất vắc-xin trên thế giới để làm sao có vắc-xin sớm nhất và tự chủ vắc-xin sử dụng trong nước.

Theo đó, công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen là 1 trong 3 đơn vị chạy đua sản xuất vắc-xin trong nước hiện nay. Nanogen cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc-xin Nanocovax được đánh giá an toàn, sinh miễn dịch tốt. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế đánh giá vắc-xin của Nanogen có đủ điều kiện bước vào cuộc thử nghiệm cuối cùng với liều được chọn là 25mg.

Với những nỗ lực toàn diện nói trên, tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ sớm có vắc-xin Covid-19 để tiêm chủng cho người dân một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng quốc tế.

 YÊN HƯNG

 

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.