Tạo môi trường phát triển công nghiệp văn hóa

Chia sẻ

Với chủ đề “Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021, định hướng đến năm 2030 - Thực trạng và giải pháp” do Thành ủy Hà Nội, Ban chỉ đạo Chương trình 06- Ctr/TU tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định: Thành phố sẽ hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp; tạo ra một hệ sinh thái văn hoá sáng tạo…

Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 06 phát biểu kết luận buổi tọa đàmĐồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 06 phát biểu kết luận buổi tọa đàm.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai khẳng định, Hà Nội quyết tâm chuyển hóa các nguồn lực thành "sức mạnh mềm" của văn hóa, đảm bảo việc thúc đẩy mạnh mẽ sự kế thừa và phát triển về văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra sau khi Hà Nội chính thức được công nhận là thành phố sáng tạo để hiện thực hóa, phát triển các ngành văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển cả về chất và lượng, đóng góp vào tăng trưởng chung của thủ đô. Trong quá trình thực thi chính sách phát triển, thành phố đã tổ chức, phối hợp tổ chức thành công nhiều lễ hội, sự kiện quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như: Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, văn hóa số; sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; thiếu cơ chế phối hợp, liên kết tuần hoàn, bền vững giữa các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; thị trường văn hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế...

Để đánh giá cụ thể các vấn đề đặt ra, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai cho biết, Thành ủy sẽ tổ chức các tọa đàm thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật 13 lĩnh vực được xác định trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ. Các lĩnh vực nêu trên gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, thời trang, du lịch văn hóa, kiến trúc, thiết kế, xuất bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, không gian sáng tạo.

Với những tâm huyết đóng góp cho văn hóa Thủ đô, tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính: Thứ nhất là nhận diện tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, từ đó đánh giá nguồn lực liên quan có thể đóng góp vào tăng trưởng GRDP của Thủ đô. Thứ hai là những lĩnh vực mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia lĩnh vực công nghiệp văn hóa quan tâm, đi sâu vào thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển hiện nay. Thứ ba là những sáng kiến tham vấn, gợi mở, đề xuất với thành phố về các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Thứ tư là sự vào cuộc, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết.

Là một trong những nhạc sĩ có nhiều sản phẩm âm nhạc đóng góp nhiều cho Hà Nội, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng, Hà Nội có nhiều tiềm năng nhưng lại chưa thu hút được du khách lưu trú lâu do thiếu sản phẩm văn hóa quốc tế hấp dẫn. Để phát triển công nghiệp hóa một cách hiệu quả, theo nhạc sĩ Quốc Trung, thành phố nên tận dụng được nguồn lực xã hội hóa, đồng thời tạo nên sự cạnh tranh giữa các đơn vị nghệ thuật nhà nước và tư nhân; cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia thật sự bình đẳng của mọi thành phần xã hội; định hướng, xây dựng, ươm mầm khán giả tương lai thay vì chạy theo thị hiếu...

Theo tiến sĩ Ngô Phương Lan, phát triển công nghiệp văn hóa phải đi đôi với phát triển thị trường văn hóa. Hà Nội còn thiếu những nhà sản xuất điện ảnh chuyên nghiệp. Để khắc phục điều này, thành phố nên gắn phát triển điện ảnh với phát triển kinh tế của Thủ đô từ đó xây dựng chính sách gắn với phát triển điện ảnh nhằm tăng thị phần của thị trường phim nội.

Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam Trần Ly Ly nêu ý kiến, Hà Nội cần giá trị lõi để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bền vững. Hà Nội cần phải có cơ sở hạ tầng tốt, những nơi biểu diễn mang tính đặc thù cho từng loại hình biểu diễn nghệ thuật.

Để có thể thực hiện tốt việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 06 cho rằng, Thành phố sẽ chú trọng vào một số phần việc như: Tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các quy hoạch văn hóa (nhà hát, quảng trường, bảo tàng...); hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp; tạo ra một hệ sinh thái văn hóa sáng tạo bao gồm thị trường văn hóa, đưa vào hệ thống giáo dục để đào tạo một thế hệ công chúng biết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống và biết hưởng thụ văn hóa hiện đại thế giới; quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực...

Bài và ảnh: HÀ LINH

 

Tin cùng chuyên mục

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc "Going Home" tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

(PNTĐ) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách 6 cuốn Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân (tiếng Việt và song ngữ gồm 5 ngoại ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Ả rập) nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.