Khách hàng tố TP Bank siết nợ thiếu minh bạch

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Thị Hồng N trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh về việc, ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) siết nợ thiếu minh bạch, mập mờ thông tin khiến khách hàng phải giao tài sản đảm bảo mà không thông báo trước. Sự việc diễn ra hơn 2 năm trước, đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Chị N cho biết, ngày 11/1/2019, chị đã ký hợp đồng vay thế chấp xe ô tô tại ngân hàng TPBank với số tiền vay là 568 triệu đồng. Trong đó, số tiền thanh toán mua xe ô tô là 544 triệu đồng và tiền bảo hiểm nộp cho công ty Bảo hiểm Toàn Cầu TP.HCM là 24 triệu đồng. Tại Hợp đồng vay 568 triệu đồng, TPBank chia làm 2 khoản. Đó là vay 508 triệu đồng để mua xe ô tô, hạn trả nợ cuối cùng là 72 tháng (từ 15/1/2019-14/1/2025); khoản vay 60 triệu đồng mua bảo hiểm, thời hạn là 48 tháng (từ 15/1/2019-14/1/2023). Tài sản đảm bảo theo hợp đồng là 1 chiếc xe ô tô Chevrolet Colorado màu xanh, biển kiểm soát 88C-158.44.

Nhân viên ngân hàng ép chị N ký và thu xeNhân viên ngân hàng ép chị N ký và thu xe (Ảnh: NVCC)

Sau 5 tháng vay tiền TPBank (từ tháng 1 đến tháng 6/2019) chị N đã thanh toán 43,5 triệu đồng tiền gốc và lãi hàng tháng. Tuy nhiên, do gặp phải khó khăn, chị N đã không thanh toán đúng hạn. Ngày 14/6/2019, chị nhận được cuộc điện thoại từ một nữ nhân viên ngân hàng TPBank tên Yến, yêu cầu lái xe xuống Hà Nội để kiểm tra và gia hạn các giấy tờ liên quan.

Chị N cho biết: “Khi đến trụ sở ngân hàng tại số 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, tôi không gặp được chị Yến mà có 3 người đàn ông tự giới thiệu là nhân viên ngân hàng TPBank (trong đó có 1 người tên Huấn) nói là tôi chậm trả lãi 31 ngày. Vì vậy, họ không cấp giấy gia hạn đi đường và yêu cầu tôi phải để xe lại ngân hàng. Trong khi trước đó, chị Yến không đề cập đến việc nợ quá hạn, hay có thông báo về việc thanh toán khoản nợ”.

Tiếp theo, 3 người đàn ông mời lên tầng 2 trụ sở TPBank làm việc, tại đây chị N tiếp tục bất ngờ khi phía ngân hàng đưa ra thông báo thu hồi nợ ký ngày 27/5/2019, trong đó có ghi thời điểm thanh toán toàn bộ khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác cho TPBank là trước ngày 3/6/2019.

Chị N khẳng định: “Trước ngày 14/6/2019, tôi không hề nhận được các thông báo mà TBBank đưa ra ngày 14/6/2019 mà bị “đánh úp” như thế, trong khi đầu tháng 6 tôi đã thanh toán 10 triệu đồng tiền lãi tháng 5 và đã trình bày lý do xin chậm trả”.

Chị N cho biết: “Sau khi ngân hàng giữ xe ô tô và ép ký biên bản tự nguyện bàn giao tài sản, 2 bên đã ký kết biên bản làm việc. Trong đó, ngân hàng gia hạn thêm 7 ngày (từ 14/6-21/6/2019) để tự động thanh toán, giao chấp tài sản bảo đảm khỏi ngân hàng. Do số tiền quá lớn, nên tôi đề xuất ngân hàng TPBank gia hạn trả nợ 1 tháng (từ 14/6-14/7/2019)”.

Đến ngày 5/7/2019, chị N được ngân hàng TPBank gọi xuống làm việc và yêu cầu chị phải tất toán toàn bộ khoản vay, đồng thời giải chấp tài sản bảo đảm, chấm dứt hợp đồng tín dụng với số dư nợ là: 569.504.972 đồng.

Chị N nói: “Khi đó, tôi rất khó khăn nên đã ghi vào Biên bản làm việc đề đạt nguyện vọng được thanh toán 530 triệu đồng, (trước đó tôi đã trả 43,5 triệu đồng trong 5 tháng vay). Đồng thời, tôi mong muốn được gặp lãnh đạo TPBank để trình bày về thanh khoản công nợ. Nhân viên TPBank (tên Huấn) trả lời là sẽ trình lên cấp trên, xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thông báo lại cho tôi sau. Tuy nhiên, sau buổi làm việc đó, tôi không hề nhận được thông báo gì từ phía TPBank”. Sau ngày 27/7/2019, TPBank bán đấu giá chiếc xe ô tô, chị N. được nhân viên TPBank thông báo đã bán xe.

Chị N cho biết: “Từ sau thông tin bán xe, TPBank cũng không thông tin gì, tôi nghĩ sự việc đã kết thúc. Nhưng, từ tháng 4/2021 đến nay, tôi lại nhận được tin nhắn thông báo nợ 189 triệu đồng (gồm 3 mục: Nợ gốc hơn 95 triệu đồng, nợ lãi hơn 41 triệu đồng và hơn 53 triệu đồng CTL.H (viết tắt tôi cũng không hiểu - lời chị N)”.

“Tôi không hiểu được cách làm việc của TPBank là như thế nào?! TPBank đã liên tục mập mờ thông tin, từ không thông báo trước khi thu tài sản đảm bảo đến không trả lời khi khách hàng đàm phán rồi tiếp tục im bặt thời gian dài để lừa khách hàng rơi vào cảnh nợ nần!?”- chị N bức xúc.

Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô liên hệ đặt lịch làm việc và gửi câu hỏi đến ngân hàng TPBank thì được trả lời qua email, nội dung câu trả lời chung chung không dẫn chứng văn bản, thời gian. TPBank cho rằng, trước khi tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo ngân hàng đã gửi một loạt các văn bản tới khách hàng. Tuy nhiên, dù khẳng định như vậy, song ngân hàng TPBank không cung cấp văn bản, bằng chứng với lý do: “TPBank không được phép cung cấp cho bên thứ 3 nếu không có yêu cầu của Cơ quan điều tra hoặc Tòa án?!”.

Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục làm rõ sự việc và thông tin đến bạn đọc.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.