Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn

Chia sẻ

Sáng 1/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức "Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021- Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn".

Trong bối cảnh dịch diễn biến, thực hiện chỉ đạo của thành phố, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, khơi thông việc tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên thực tế nhiều đơn vị sản xuất đang lúng túng trong khâu tiêu thụ, nhằm hỗ trợ cho các chủ thể tìm kênh bán hàng, đưa đầu ra cho sản phẩm, trong thời gian qua, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn phương thức bán hàng online, livestream cho các đơn vị.

Để có phương thức bán hàng mới, thay đổi tư duy trong bán hàng, đáp ứng thời đại công nghệ 4.0, theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn” được tổ chức nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch. Đồng thời, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giãn cách xã hội...

Đại diện các chủ thể đã giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toànĐại diện các chủ thể đã giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn

Diễn đàn có sự tham gia của các đơn vị kết nối tiêu thụ, thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ sản phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị, các sàn thương mại điện tử, điểm giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn…

Tại diễn đàn, đại diện 10 chủ thể đã giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, chủ lực, thiết yếu đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã.

Mở đầu phần giới thiệu sản phẩm của các chủ thể, ông Dương Bá Mẫn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, huyện có 8 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó trồng các cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi tập trung, với sản phẩm chủ yếu là thóc gạo, trứng gia cầm. Trứng gia cầm 1/5 tiêu thụ tại huyện, còn lại tiêu thụ các huyện khác. Do ảnh hưởng của dịch, việc tiêu thụ gặp khó khăn, rất cần phương pháp tiêu thụ. Hiện nay trong diễn đàn này, huyện giới thiệu 2 sản phẩm trứng gà đỏ và trứng vịt trắng của 5 hộ có giấy chứng nhập OCOP và VietGap. Trong thời giãn giãn cách, các đơn vị mua trên 5 nghìn quả, huyện có ô tô hỗ trợ chở hàng tận nơi.

Tại diễn đàn, ông Trần Hữu Khoa, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Thành, huyện Quốc Oai giới thiệu sản phẩm Nhãn Chín muộn. Năm 2021, được đánh giá là năm được mùa nhãn, tổng sản lượng Nhãn Chín muộn của huyện Quốc Oai đạt 4.000 tấn. Tuy nhiên, thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid 19 đúng vào thời gian thu hoạch Nhãn nên việc kết nối vận chuyển theo thị trường truyền thống hàng năm bị giãn đoạn và tiêu thụ chính tại thị trường tự do, chưa có hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù đã được Sở Công thương Hà Nội; Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội và các sở nghành, tổ chức đoàn thể các Quận, huyện, thị xã hỗ trợ tiêu thụ. Song, đến nay vẫn có 2.000 tấn chưa thu hoạch và đang tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, giá thấp và có thể không tiêu thụ được.

Góp ý thêm cho các đơn vị một số giải pháp để đưa sản phẩm tiêu thụ mạnh hơn, nhất là qua kênh bán hàng thương mại điện tử, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, cảm nhận về nhãn quan thì tất cả các sản phẩm đều đủ điều kiện tham gia các kênh bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, theo bà để tham gia thị trường trên tất cả các kênh thì phải tuân thủ các điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành sản phẩm.

Thứ nhất, phải xác định sản phẩm sản xuất ra cũng chính là để cho bản thân mình, gia đình mình sử dụng thì bất kỳ giá nào cũng được thị trường ủng hộ. Nếu chúng ta vẫn phân biệt sản phẩm mang đi bán khác với sản phẩm dùng tại gia đình thì không thể nào vào được thị trường. Bởi vì, đánh giá cuối cùng là ở người tiêu dùng, các hệ thống bán lẻ đều có hệ thống kỹ thuật để kiểm định chất lượng sản phẩm. Thứ 2, sản phẩm phải tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với các giấy phép về VietGAP, GlobolGAP... Có tạo được uy tín thì sản phẩm mới đứng vững trên thị trường. Thứ 3, các doanh nghiệp phải duy trì thời hạn chứng nhận sản phẩm an toàn thì sản phẩm mới vào được hệ thống bán lẻ. Thứ 4 phải vận hành bộ máy quản lý đồng bộ từ khâu sản xuất, giới thiệu sản phẩm, phân phối để sản phẩm tham gia vào thị trường một cách tốt nhất.

Bà Vũ Thị Hậu gợi ý thêm các đơn vị cần có nhữnggiải pháp tình thế, nếu các sản phẩm không xuất khẩu được, hoặc dịch bệnh không bán được, thì phòng kinh tế các quận huyện, liên hệ với các chi hội phụ nữ, các ban quản lý chung cư, để có những địa chỉ xuất hàng, đảm bảo việc được mùa không dớt giá mà người cần mua được sản phẩm sạch, an toàn.  

PGS.Tiến sĩ Đào Thế Anh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng thực tế của việc tham gia sàn thương mại điện tử hiện nay còn hạn chế về mặt số lượng, số sàn ít, nhà sản xuất tham gia cũng rất ít. Bởi vì đã tham gia sàn thương mại điện tử thì phải cung cấp rất nhiều thông tin như có mã VietGAP, mã vùng trồng, các điều kiện về an toàn thực phẩm.

“Trong tương lai, để các sản phẩm nông nghiệp phát triển tốt, khai thác tốt nền tảng số để bán hàng thì các nhà sản xuất phải chuyển dần sang sản xuất bền vững, minh bạch thông tin. Không chỉ chuyển đổi số trong kết nối bán hàng mà còn chuyển đổi số trong cả khâu quản lý sản xuất để minh bạch thông tin”

Còn ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng:“Chúng ta đang ở một thời điểm rất đặc biệt, cũng có thể coi là thời điểm bất bình thường trong tác động của COVID -19. Chính vì thế cần có những đổi mới để ứng phó với bối cảnh bất bình thường này. Chúng tôi vừa qua cũng đã dữ liệu hóa toàn bộ 32 tỉnh thành phía Bắc về chuỗi nông sản an toàn, thống kê về sản lượng, nhu cầu thực tế và mức độ tiêu dùng của người dân của từng địa phương để chúng ta chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau. Chẳng hạn như, vấn đề tự cung tự cấp của Hà Nội một ngày, một tháng là bao nhiêu, hay từng địa phương của các tỉnh phía Bắc là bao nhiêu. Để chúng ta phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước thậm chí là chi viện cho các tỉnh phía Nam. Đây là nhiệm vụ cấp bách mà có tính lâu dài.”

Ông Nguyễn Quốc Toản cho biết thêm, để tăng cường hỗ trợ các nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản thực phẩm an toàn kết nối tiêu thụ sản phẩm; Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu và Phát triển cộng đồng tổ chức mô hình thí điểm “Chợ đêm trên mây” nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp.

Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn - ảnh 2

Kết luận buổi Diễn đàn trực tuyến, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng - Chánh văn phòng điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh, trong buổi sáng đã lắng nghe 21 ý kiến của các chuyên gia, các chủ thể OCOP. Qua buổi diễn đàn này, không chỉ giúp kết nối các đơn vị tiêu thụ sản phẩm mà còn thay đổi ý thức và tư duy của chúng ta, kể cả các cơ quan quản lý nhà nước, thay đổi cách thức làm việc, không chỉ làm việc truyền thống như trước nay mà phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Các chủ thể đã thể hiện tốt kỹ năng giới thiệu, bán hàng trực tuyến, quan trọng làm thế nào để kết nối thị trường, bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Mong rằng, Hà Nội duy trì để diễn đàn này tồn tại phát triển bền vững, không chỉ trong thời gian dịch bệnh, giãn cách mà phải kết nối thường xuyên để các đại biểu tham gia góp ý online, kết nối với nhiều địa phương, đa dạng hóa cách thức bán hàng...

Chương trình phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội.

HÀ LINH

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.