Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài

Chia sẻ

Nhân dịp kỷ niệm 91 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 2021, sáng ngày 18/10, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số trong bối cảnh COVID-19 vì phát triển bền vững”. Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tham dự tọa đàm có đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN  Việt Nam, đồng chí  Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao và ông Michael Siegner, Trưởng đại diện tổ chức Hanns Seidel Foundation tại Việt Nam. Cùng dự tọa đàm còn có các Đại sứ và đại diện các cơ quan Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đại diện các bộ, ban, ngành, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông 63 tỉnh thành trong cả nước, các đoàn thể, doanh nghiệp...

Các đại biểu tham dự toạ đàm trực tiếp tại đầu cầu Nhà khách Chính phủ (Hà Nội) chụp ảnh lưu niệmCác đại biểu tham dự toạ đàm trực tiếp tại điểm cầu Nhà khách Chính phủ, Hà Nội chụp ảnh lưu niệm

Chuyển đổi số giúp phụ nữ mở rộng hơn cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu về phát triển xanh và bền vững, đề ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đây cũng là sự khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Chương trình Nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc. Văn kiện Đại hội Đảng cũng xác định chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững; đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”.

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàmĐồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm

Đại dịch COVID-19 cho thấy chuyển đổi số không chỉ là giải pháp thúc đẩy phát triển mà còn là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với các quốc gia cũng như từng cá nhân. Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu, phụ nữ cần được hỗ trợ nâng cao năng lực, tạo cơ hội để tham gia thực chất và đóng góp hiệu quả trong sự chuyển đổi mang tính cách mạng này. Hội LHPN Phụ nữ Việt Nam xác định hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Nhấn mạnh về các hoạt động mà Hội LHPN Việt Nam đã triển khai  trong thời gian qua nhằm  hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hà Thị Nga cho biết: Hội đã tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong các hoạt động truyền thông, đào tạo cho hội viên, phụ nữ, tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kết nối phụ nữ với các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm... Minh chức là hoạt động phối hợp với bộ Nông nghiệp, Đoàn TN… hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Tọa đàm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và tiếp tục thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đây là một thời điểm quan trọng khi tổ chức Hội LHPN cả nước đang trong tâm thế bước vào một nhiệm kỳ mới. Hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế và chuyển đổi số sẽ là một trong những chủ trương quan trọng để Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, dự kiến tổ chức tháng 3 năm tới, nghiên cứu thông qua. Từ đó, việc triển khai ở các cấp Hội sẽ tạo ra bước đột phá, đóng góp vào sự phát triển của phụ nữ và mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 

Chủ tịch Hà Thị Nga hy vọng các ý kiến phát biểu tại tọa đàm cũng sẽ mở ra định hướng và cơ hội để các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số, đóng góp cho bình đẳng giới và phát triển bền vững của đất nước. Hội LHPN Việt Nam cam kết sẽ cùng cả hệ thống chính trị nỗ lực hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số, góp phần vào sự phát triển của đất nước. "Nhiệm kỳ tới, Hội mong muốn mở rộng và nâng tầm hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, đối tác trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng các khung hợp tác chiến lược vì phát triển xanh và bền vững, vì sự phát triển của phụ nữ", Chủ tịch Hà Thị Nga nói.

OThứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: Chuyển đổi số giúp phụ nữ mở rộng hơn cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin và tri thức của nhân loại, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Song chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt đối với phụ nữ. Đó là sự thay đổi cách thức làm việc truyền thống, gia tăng áp lực về dịch chuyển lao động, nguy cơ thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giới. Đó là nguy cơ không nhỏ đối với nhiều phụ nữ khi họ không được trang bị những tri thức mới, kỹ năng mới, phương thức làm việc mới.Thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các địa phương nhằm đóng góp vào các nỗ lực chung về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện của đất nước.

Thứ trưởng Ngoại giao cho rằng: Chuyển đổi số là một trong những phương thức hữu hiệu để chúng ta có thể đầu tư cho tương lai bền vững bao trùm, thịnh vượng cho toàn nhân loại. Đầu tư cho nữ giới lĩnh vực chuyển đổi số là phương thức nhanh nhất để tiến tới tương lai đó.

Các đại biểu tham gia buổi tọa đàmCác đại biểu tham gia buổi tọa đàm

Chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm hay trong chuyển đổi số cho phụ nữ

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Lê Văn Thanh, đại diện Ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã chia sẻ về nâng cao quyền năng của phụ nữ thông qua chuyển đổi số từ góc nhìn của Liên minh châu Âu và doanh nghiệp. Các diễn giả đều khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong chuyển đổi số.Theo ông Trương Gia Bình, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Unilever, PNJ và FPT đều lựa chọn người đứng đầu văn phòng chuyển đổi số là nữ giới, bởi hơn ai hết phụ nữ là những người rất giỏi trong việc áp dụng và thực hiện việc thay đổi.

Tại phiên thảo luận của Tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi và chia sẻ về các sáng kiến, kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, chuyển đổi số cho phụ nữ, đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới - chung sống chủ động, an toàn với Covid-19.

Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu chia sẻ tại buổi tọa đàmĐồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Trao đổi, chia sẻ một số những kinh nghiệm hoạt động cụ thể, thiết thực mà các cấp Hội LHPN Hà Nội trong thời gian qua hỗ trợ phụ nữ thực hiện chuyển đổi số, đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Hội LHPN Hà Nội là tổ chức đại diện cho giới nữ, chị em phụ nữ Thủ đô chiếm 50,4% dân số và ở Hà Nội trên 315 nghìn doanh nghiệp trong đó có 26,7% là doanh nghiệp nữ, chị em tích cực tham gia vào tiên trình chuyển đổi số. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trước tác động của dịch Covid - 19, chị em đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh buôn bán luôn có mong muốn, nhu cầu được kết nối, quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình trong quý 3/2021, khi thực hiện giãn cách xã hội theo quy định của chính phủ và của thành phố, nhiều mặt hàng nông sản của chị em hội viên và người nông dân đến kỳ thu hoạch thì tổ chức Hội Phụ nữ chính là cầu nối để giúp chị em tiêu thụ sản phẩm. Bằng việc thông qua các trang thông tin, các diễn đàn ứng dụng công nghệ số của Hội PN và đã giúp chị em tiêu thụ khoảng 870 tấn nông sản, thực phẩm.  Hội PN các cấp không chỉ kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm... giữa các quận, huyện mà còn mở rộng ra kết nối với với các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó, Hội LHPN Hà Nội còn thực hiện hiệu quả đề án "Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp", Hội PN duy trì và nâng cao chất lượng trang kết nối cung ứng giới thiệu việc làm cho phụ nữ trên trang phunuhanoi.today. Trong 4 năm qua đã tổ chức cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp thu hút trăm dự án, ý tưởng tham gia; tổ chức lớp đào tạo trực tuyến làm video marketinh giúp chị em phụ nữ kinh doanh tăng giá trị nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm trong thời gian giãn cách xã hội do Covid-19... Hiện nay, Hội PN đang xây dựng đề án để nâng cao kỹ năng công việc và hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ, đồng chí Lê Kim Anh mong muốn trong thời gian tới đây, tổ chức Hội sẽ thực hiện tốt nội dung chuyển đổi số thông qua các trang thông tin, trang fanpage của Hội, các diễn đàn... để giúp phụ nữ kết nối nhanh hơn, kịp thời hơn đồng thời chuyển tới chị em kiến thức, kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số tốt hơn. 

Chia sẻ kinh nghiệm của dự án GREAT, Phó cố vấn trưởng Dự án, bà Vũ Thị Quỳnh Anh cho rằng, cần thu hút những doanh nghiệp mạnh, quan tâm đầu tư hỗ trợ các khu vực vùng sâu vùng xa để phụ nữ dân tộc thiểu số được chuyển đổi số, tiếp cận công nghệ trong kinh doanh. Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Nam Phạm Thị Ngọc Quyên cho rằng cần có một nền tảng thương mại điện tử dành riêng cho các sản phẩm của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ quảng bá sản phẩm của mình. Đại sứ Australia, Đại sứ Na Uy và Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam cũng đóng góp ý kiến, đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số, trong đó có việc hoàn thiện thể chế chính sách, thúc đẩy ứng dựng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ...

Các đại biểu tham gia trực tiếp tại điểm cầu Hà NộiCác đại biểu tham gia trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội

Bài và ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.